Hotline 24/7
08983-08983

Trị chứng nấc cụt bằng nước Mía

Dùng nước Mía để trị chứng nấc cụt là bài thuốc dân gian lâu đời, mà Lương y Trần Sỹ đã hướng dẫn cho nhiều bệnh nhân sử dụng thấy có hiệu quả rất tốt.

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet

Xin giới thiệu thêm một kinh nghiệm khác của Lương y Trần Sỹ để bạn đọc tham khảo ứng dụng khi gặpnấc cụt kéo dài: 

Theo báo Tuổi Trẻ ngày 4/3/2007, cô Jennifer Mee, 15 tuổi, ở St.Petersburg, bang Florida (Mỹ), bị nấc cụt từ 23/1/2007, tần suất nấc cụt 50 lần/phút. Cha mẹ cô đã chạy chữa đủ loại, từ các chuyên gia ở St.Petersburg cho đến các bác sĩ ở New York, đã dùng cả các phương pháp từ dân gian đến hiện đại như thôi miên, châm cứu, nắn khớp xương… nhưng đều vô hiệu. Cô Mee vẫn bị nấc cụt trong suốt 37 ngày liên tục. Đến sáng ngày 1/3/2007 cô thức dậy và tự nhiên hết bệnh. Không ai lý giải được nhờ đâu mà cô hết bị nấc. Bác sĩ cho rằng cô may mắn vì có nhiều trường hợp bị nấc nhiều tháng, thậm chí nhiều năm. 

Câu chuyện trên gợi nhớ cho tôi một số trường hợp tương tự đã gặp trong đời làm thuốc, nhưng đã được xử lý bằng một “bài thuốc” cực kỳ đơn giản nhưng hiệu quả. Dưới đây là một ví dụ điển hình. 

Ông Nguyễn Văn Sáu, 73 tuổi, ở phường Đức Thắng, thành phố Phan Thiết. Trước Tết Đinh Hợi khoảng nửa tháng, bị chứng nấc cụt kéo dài hơn một tuần lễ. Bệnh nhân có cao huyết áp, đái tháo đường. Người nhà cho biết ông Sáu vừa đi khám tại Trung tâm chẩn đoán tại thành phố Hồ Chí Minh, có mua thuốc về dùng được 1 ngày thì bị nấc.

Ông đã dùng nhiều thuốc và dùng cả ngoại khoa, mà chưa có kết quả. Lương y Trần Sỹ hướng dẫn cho uống nước Mía, chỉ vài ly là hết chứng nấc.

Nấc cụt thường tự hết sau vài phút, nhưng cũng có khi kéo dài vài ngày, vài tháng, thậm chí vài năm, làm cho bệnh nhân rất mệt và sợ sệt.

Cơn nấc có liên quan đến sự kích thích thần kinh chi phối hoạt động của cơ hoành. Do tác động kích thích làm cơ hoành co thắt liên tục, ngoài ý muốn. Cơ hoành co thắt gây cho thanh môn khép lại đột ngột, không khí bị ngăn lại không qua được và dây thanh rung lên, phát ra tiếng nấc ực, ực…

Cơ hoành có hình vòm, nằm giữa dạ dày và ngực, tham gia vào quá trình thở. Ngày nay người ta cũng chưa biết chính xác tại sao cơ hoành lại bị kích thích gây nấc. Chỉ nhận thấy rằng khi uống nước nóng hay nước lạnh nhiều hay uống vội vàng nuốt nhiều không khí hoặc khi nóng giận, nổi cáu, ăn ớt quá cay, bé đi ỉa… thì thường dẫn đến nấc cụt.

Cách trị chứng nấc cụt:

1- Hít vào thật mạnh, rồi nín thở vài giây, thở ra từ từ, để cho khí CO2 tăng lên trong máu. Làm vài chục lần có thể hết chứng nấc cụt.

2- Nếu nấc cụt kéo dài: Cho bệnh nhân uống vài ly nước Mía nguyên chất, chứng nấc cụt sẽ hết trong thời gian từ vài phút đến vài giờ.

Trẻ em bị nấc cụt, nên dùng 1 lóng Mía, nướng chín, rồi vắt lấy 1 ly nước, cho uống vài lần. Nếu không có nước Mía thì dùng nước đường pha loãng cho uống cũng có tác dụng tốt.

Nếu chứng nấc nặng quá, nên dùng thêm Xuyên sơn giáp (vảy con Trút), nướng cho phồng lên, tán bột cho uống nhiều lần, mỗi lần chừng vài gam.

Dùng nước Mía để trị chứng nấc cụt là bài thuốc dân gian lâu đời, mà Lương y Trần Sỹ đã hướng dẫn cho nhiều bệnh nhân sử dụng thấy có hiệu quả rất tốt.

Theo Cây thuốc quý

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X