Hotline 24/7
08983-08983

Trẻ sơ sinh đi phân có bọt và nhầy là vấn đề gì về đường tiêu hóa?

Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn non nớt nên trẻ rất dễ mắc các vấn đề tiêu hóa, đặc biệt là tiêu chảy với biểu hiện đi ngoài nhiều lần có bọt. Hiểu đúng về tiêu chảy ở trẻ sơ sinh sẽ giúp cha mẹ chủ động hơn trong việc bảo vệ sức khỏe của con mình.

Em bé nhà em mới sinh được 2 tháng rưỡi, ngày đi đại tiện 6-7 lần, phân có bọt và nhầy. Như vậy con em có vấn đề gì về tiêu hóa không?

Trả lời:

Chào em,

Không rõ em cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ hay kết hợp thêm cả sữa ngoài nữa? Tình trạng của trẻ hiện tại diễn ra trong bao lâu rồi? Phân của bé nhà mình có bọt và nhầy, màu sắc phân như thế nào? Ngoài hiện tượng này bé có quấy khóc, bỏ bú, sốt, li bì hay bất kỳ dấu hiệu bất thường nào khác nữa không? Bé trong giai đoạn 2 tháng tuổi, đặc biệt là những trẻ bú mẹ đi ngoài 5 – 10 lần trong một ngày với chất phân sệt, màu vàng sậm, trẻ vẫn phát triển bình thường thì không gọi là bình thường. Tuy nhiên việc đi phân có bọt và nhầy lại có thể là dấu hiệu bất thường nào đó trong hệ tiêu hóa của trẻ, nguyên  nhân có thể do rối loạn tiêu hóa của trẻ, đường ruột bị kích thích, trẻ bị nóng trong người, nhiễm khuẩn tiêu hóa....

Tính chất phân của trẻ trong giai đoạn đầu có thay đổi nhưng bé bú mẹ bình thường, không quấy khóc, tăng cần đều thì không đáng ngại. Em tiếp tục theo dõi bé trong thời gian tới, em cần cân bằng lại bữa ăn, tình trạng của trẻ sẽ được khắc phục trong thời ngắn. Khi trẻ bú mẹ hoàn toàn, em nên bổ sung thêm sữa chua, rau củ quả; không nên ăn đồ nhiều chất béo, dầu mỡ và thức ăn nhanh; điều này nhằm bảo đảm dinh dưỡng tốt, cũng như góp phần tăng đề kháng, lợi đường ruột cho bé. Nếu em bé uống thêm sữa công thức bên ngoài thì nên chú ý, thường sẽ đi ngoài 2 – 3 ngày trước khi thích nghi với loại sữa mới. Tuy nhiên khi thấy tình trạng này không thuyên giảm, em nên thay sữa khác cho con. Và tình trạng nặng hơn, em nên đưa con đi bác sỹ thăm khám.

Trong trường hợp bé đi ngoài phân sủi bọt và nhầy kèm theo các hiện tượng bất thường khác như bú ít, bỏ bú, quấy khóc thường xuyên, sốt cao....lúc này em cần phải đưa con đến bệnh viện thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt. Các bác sĩ sẽ đánh giá nguyên nhân tình trạng cụ thể của con em như thế nào để có hướng xử trí phù hợp nhất khi đó.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:

>> Bé đi ngoài phân có bọt cả tuần có đáng lo?

>> Bé đi ngoài ngày 3 lần, phân sống, phải làm sao?

Nguyên nhân trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt. Sau đây là những nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng này:

- Hệ thống tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện

Chức năng đường ruột và tiết niệu của bé sơ sinh chưa phát triển hoàn thiện vì vậy dẫn đến tình trạng đi ngoài có bọt. Nếu phân của bé hơi lỏng, có bọt và chất nhầy thì có khả năng đường ruột của bé bị kích thích và bé chưa tiêu hóa hết đường trong sữa.

- Nhiễm khuẩn đường ruột

Các vi khuẩn như như Salmonella, Shigella, Staphylococcus, Campylobacter hay E. coli cũng có thể gây ra hiện tượng đi ngoài có bọt kèm theo tiêu chảy. Nếu bị nặng bé có thể bị chuột rút, sốt. Bố mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để khám chữa.

- Dị ứng sữa

Bé sơ sinh có thể bị dị ứng protein trong sữa dẫn đến đi ngoài có bọt kèm theo tiêu chảy. Ngoài ra bé có thể gặp các triệu chứng sau: đau bụng, có máu trong phân. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, dị ứng cũng có thể gây phát ban, sưng và khó thở.

- Hội chứng kém hấp thu

Các bé mắc hội chứng kém hấp thu cũng dẫn đến tình trạng đi ngoài có bọt vì chất dinh dưỡng không được tiêu hóa hết.

- Chế độ ăn uống của mẹ

Nếu bé đang bú sữa mẹ thì chế độ ăn uống của mẹ cũng sẽ ảnh hưởng đến bé. Nếu mẹ ăn các loại thức ăn nhuận tràng có thể khiến bé bị đi ngoài có bọt.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X