Hotline 24/7
08983-08983

Trẻ ngủ chung với bệnh nhân hóa trị có ảnh hưởng sức khỏe?

Xin hỏi BS, trẻ ngủ chung với bệnh nhân hóa trị có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không? Bé nhà tôi 2 tuổi muốn ngủ chung với bà ngoại mới hóa trị ung thư xong. Mong được giải đáp.

Mong BS tư vấn giúp,

Mẹ vợ tôi ở quê lên TP để hóa trị ung thư, ở lại nhà tôi nghỉ ngơi. Con tôi mới 2 tuổi, bé muốn ngủ chung với bà ngoại. Tôi rất lo không biết bà mới hóa trị về mà bé tiếp xúc gần cả đêm thì có ảnh hưởng gì không?

Nếu không cho bé ngủ chung thì sợ 2 bà cháu buồn, mà cho ngủ chung thì tôi lo lắm. Mong BS cho ý kiến. Cám ơn BS rất nhiều!

(Bảo Sơn - so...@gmail.com)

Hóa trị cho bệnh nhân ung thư. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Bảo Sơn thân mến,

Sau khi hóa trị, thuốc sẽ đào thải qua đường tiêu hóa và tiết niệu, việc tiếp xúc với người thân không gây ảnh hưởng gì, bệnh nhân không cần phải cách ly. Do đó, trẻ ngủ chung với bệnh nhân hóa trị, ở đây là bà ngoại thì không cần lo lắng gì cả.

Tuy nhiên, sau hóa trị tuần đầu tiên bệnh nhân rất mệt, ăn ngủ kém, vì vậy bạn không nên cho bé ngủ chung sẽ làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bà, làm cho bà sẽ mệt mỏi nhiều hơn. Việc hóa trị còn lâu dài, bệnh nhân cần giữ sức khỏe ổn định để theo hết liệu trình.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:


>> TS Phan Minh Liêm: Sau hóa trị, xạ trị không nên ép bệnh nhân ăn nhiều

Tùy vào từng loại ung thư và giai đoạn phát triển của bệnh mà sử dụng hóa trị nhằm đạt các mục tiêu:

- Hạn chế bệnh: Hóa trị làm cho bệnh không phát triển thêm hoặc chậm phát triển.
- Giảm thiểu triệu chứng: Hóa trị làm cho các u nhỏ đi nên giảm đau cho bệnh nhân.
- Sau phẫu thuật hoặc xạ trị, bệnh nhân được bác sĩ tiếp tục hóa trị để tiêu diệt hết những tế bào ung thư còn sót lại để ngăn ngừa tái phát hoặc di căn.
- Hóa trị còn được sử dụng để điều trị ung thư tái phát hoặc ung thư di căn (ung thư đã lan ra các phần khác của cơ thể).

Kiểm soát tốt các tác dụng phụ do hóa trị ung thư

- Điều trị thiếu máu bằng cách có chế độ ăn uống phù hợp
- Giảm nguy cơ nhiễm trùng: Thường xuyên rửa tay, hạn chế tiếp xúc với người đang có các bệnh nhiễm trùng, theo dõi nhiệt độ cơ thể. Điều này có thể giúp phát hiện tình trạng nhiễm trùng ngay khi mới bắt đầu.
- Đề phòng tình trạng chảy máu: Tránh sử dụng các dụng cụ nhọn hay sắc bén như dao, kéo… Hạn chế tham gia các môn thể thao hoặc các hoạt động có thể gây ra vết bầm da.
- Chăm sóc răng miệng sau mỗi bữa ăn với bàn chải răng mềm, súc miệng với nước muối pha loãng. Không sử dụng các loại nước súc miệng chứa cồn.
- Chia thành các bữa ăn nhỏ trong ngày. Nên ăn chậm và không dùng thức ăn nóng hay lạnh. Dùng thuốc chống nôn theo chỉ định của bác sĩ.
- Nên ăn nhiều rau xanh, trái cây để ngăn ngừa tình trạng táo bón. Nên uống nhiều nước và các thực phẩm mềm dễ nuốt.


BS.CK2 Nguyễn Thiện Nhân
Khoa Ung bướu và Y học hạt nhân, BV Nhân Dân 115

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X