Hotline 24/7
08983-08983

Trẻ em ăn bao nhiêu muối mỗi ngày là đủ?

Trẻ nhỏ cũng cần bổ sung muối để cung cấp cho cơ thể. Tuy nhiên trong nguồn thực phẩm tự nhiên đã chứa hàm lượng NaCL nhất định, do đó việc thêm gia vị muối vào bữa ăn cho trẻ (đặc biệt trẻ nhỏ dưới một tuổi) là không cần thiết.

1. Muối ăn có ở đâu?

Muối ăn là gia vị không thể thiếu trong mỗi căn bếp của gia đình. Thành phần của muối bao gồm Natri và chlorua. Trong đó, Natri là nhân tố chính trong việc tạo nên vị mặn của muối và cũng gây ra những tác hại tới cơ thể khi sử dụng dư thừa.

Hàng ngày, lượng muối ăn đưa vào cơ thể được hấp thu trong quá trình tiêu hóa, và bài tiết qua nước tiểu, đây là cơ chế cơ bản để duy trì cân bằng Natri. Muối ăn không chỉ có nhiều trong các món có vị mặn như muối tinh, nước mắm, bột canh, mà còn có trong hầu hết các loại thực phẩm khác như thịt, trứng, sữa, thủy hải sản.... Thực phẩm tự nhiên chứa lượng natri thấp chủ yếu là các loại trái cây và rau. Đây cũng là nguồn cung cấp lượng kali cao cho cơ thể.

Muối ăn không chỉ có nhiều trong các món có vị mặn như muối tinh, nước mắm, bột canh, mà còn có trong hầu hết các loại thực phẩm khác như thịt, trứng, sữa, thủy hải sản...

2. Lượng muối hằng ngày cho trẻ bao nhiêu là hợp lý?

Hàm lượng muối cần thiết cho cơ thể được Tổ chức Y tế thế giới WHO khuyến cáo là 5g muối có chứa khoảng 2.000 mg natri với một người trưởng thành.

Với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, lượng muối được khuyến cáo chỉ dưới 1,5 g và với trẻ sơ sinh là dưới 0,3 g muối. Tuy nhiên, lượng muối ở các thực phẩm tự nhiên như gạo, ngô, sữa, thịt... đã có một hàm lượng natri nhất định đủ cho nhu cầu của bé. Sữa có khoảng 240mg natri/l, một bát bột cho trẻ nhỏ cũng có khoảng 75mg Natri...Vì vậy, với trẻ dưới 1 tuổi, cha mẹ chỉ nên cho trẻ dùng thực phẩm thông thường, không nêm thêm muối có thể dẫn đến dư thừa natri và ảnh hưởng tới hệ bài tiết còn non nớt của trẻ.
3. Trẻ ăn thừa muối có nguy hiểm không?

Thiếu Natri rất hiếm gặp ở người khoẻ mạnh bình thường. Thói quen của người Việt trong mỗi bữa ăn thường có kèm thêm một bát nước mắm, một đĩa muối và các loại gia vị để chấm cho hợp khẩu vị. Theo nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng quốc gia, lượng muối tiêu thụ hàng ngày tại Việt Nam chủ yếu là từ muối và các gia vị cho vào trong quá trình chế biến, nấu nướng và khi ăn. Ăn mặn dẫn đến dư thừa Natri so với nhu cầu khuyến nghị có thể gây tăng tính thấm, tăng trương lực thành mạch, gây ứ nước trong tế bào, tăng sức cản ngoại vi gây ra tăng huyết áp.

Không nên cho muối vào bữa ăn của trẻ dưới 1 tuổi

Ở trẻ dưới 1 tuổi, thêm muối vào bữa ăn của trẻ có thể gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc như:

Trẻ biếng ăn và mệt mỏi nhiều hơn vì mất cân bằng nước trong cơ thể. Lượng natri dư thừa làm tăng nguy cơ đào thải canxi ra ngoài theo nước tiểu khiến bé có nguy cơ thiếu canxi, không thuận lợi cho quá trình phát triển chiều cao của bé.
Tăng nguy cơ còi xương ở trẻ, suy thận và biếng ăn về sau.
Vị giác của trẻ rất nhạy, nếu bạn cho bé ăn thêm muối từ sớm thì lớn hơn chút nữa trẻ có nguy cơ ăn mặn hơn bình thường, ăn mặn là một trong các nguyên nhân chính làm tăng huyết áp, ung thư, suy thận...

Về cơ bản, chế độ ăn hạn chế muối phải hiểu là hạn chế lượng natri trong tất cả các nguồn đưa vào trong cơ thể chứ không đơn thuần là chỉ giảm lượng muối ăn. Bởi vậy việc hạn chế muối trong chế độ ăn phụ thuộc rất nhiều vào các thực hành nấu nướng của người mẹ, ngoài ra còn là thói quen lựa chọn thực phẩm và sở thích ăn uống của bé.

Chế độ ăn hợp lý cho bé không cần hoặc hạn chế việc nêm gia vị, đồng thời nên lựa chọn những thực phẩm có hàm lượng natri ở mức trung bình và thấp. Cho trẻ em ăn thực phẩm tự nhiên sẽ tốt hơn cho sức khỏe của bé.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X