Hotline 24/7
08983-08983

Trẻ bị loét dạ dày kèm mệt mỏi, sốt nhẹ, chán ăn, điều trị thế nào?

Con em 10 tuổi đã điều trị bệnh loét dạ dày và đã xuất viện, tái khám gần 3 tháng. Hiện nay bé chưa ăn được nhiều như lúc chưa bệnh và hay kêu đau đầu kèm theo mệt, có khi sốt nhẹ không muốn ăn, không lên cân 3 tháng nay. Trước đây bác sĩ có có kiểm tra tim, gan, mật thì thấy bình thường.

Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Theo thông tin anh cung cấp, con anh đã được chẩn đoán loét dạ dày và điều trị. Bệnh này thông thường được chẩn đoán dựa vào nội soi dạ dày và hay liên quan đến nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori. Vì vậy, bác sĩ sẽ cần những thông tin chi tiết về kết quả nội soi (nếu bé đã được làm), các xét nghiệm máu, phân, siêu âm bụng v.v. và các thuốc bé đã dùng để hiểu rõ hơn về tình trạng sức khoẻ của bé, từ đó tư vấn cụ thể hơn.

Hiện tại bé ăn kém, thỉnh thoảng có sốt và đau đầu kèm với việc không lên cân trong vòng 3 tháng nay cho thấy bé đang có vấn đề sức khoẻ cần được khám và đánh giá kỹ hơn để tìm nguyên nhân. Tình trạng này có thể liên quan hoặc không liên quan đến bệnh loét dạ dày của bé. Vì vậy, tốt nhất anh có thể đưa bé đến bệnh viện với các kết quả xét nghiệm, toa thuốc cũ để các bác sĩ khám bệnh, chẩn đoán chính xác bệnh và điều trị cho bé.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:

>> Nhiễm khuẩn Hp ở trẻ em - bệnh lý không thể coi thường

>> Có nên tầm soát và điều trị phòng ngừa Hp ở trẻ em?

Trẻ nhỏ bị nhiễm vi khuẩn HP không được điều trị và kiểm soát sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, trí não và thậm chí gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Nguyên nhân là do khả năng lây truyền nhanh chóng của HP. Trẻ em chỉ cần tiếp xúc với nguồn bệnh sẽ rất dễ bị nhiễm, có thể từ những vấn đề vệ sinh như ăn thực phẩm không được làm sạch, không được nấu chín kỹ, uống nước bị nhiễm khuẩn, hay thói quen sinh hoạt không rửa tay trước khi ăn, tiếp xúc nước bọt: hôn, dùng chung đồ ăn hoặc bàn chải đánh răng. Do vậy, các thói quen ăn uống chung đụng ở trường lớp, hay là việc mớm cơm cho con, có thể sẽ mang vi khuẩn HP vào cơ thể trẻ.

Hậu quả của việc trẻ nhỏ nhiễm HP

Vi khuẩn HP sống ở lớp niêm mạc và dưới niêm mạc dạ dày. Thông thường, trong dạ dày cũng vẫn có vi khuẩn HP. Tuy nhiên, khi HP phát triển nhân lên với số lượng lớn sẽ gây các hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt với trẻ nhỏ. Những hậu quả này gồm:

Viêm loét dạ dày- tá tràng: Theo kết quả nghiên cứu trên các bệnh nhân nhi tại Bệnh viện Nhi trung ương và Bệnh viện Bạch Mai, nhiễm khuẩn HP chiếm tới 70% trong số trẻ mắc viêm dạ dày mạn, tới 95% trẻ loét tá tràng và chỉ có 23% trong số không có tổn thương niêm mạc dạ dày. Và việc tiêu diệt HP được nhận định sẽ giảm nguy cơ tiến triển viêm loét dạ dày – tá tràng.

Thiếu máu thiếu sắt: Nhiều báo cáo mô tả trẻ bị thiếu máu thiếu sắt do nhiễm HP. Nguyên nhân do HP làm gián đoạn sự chuyển hóa sắt, trong khi trẻ nhỏ lượng dự trữ sắt nhỏ hơn người lớn nên nguy cơ bị thiếu máu do thiếu sắt cao hơn.

Tiêu chảy: trẻ nhỏ thường xuyên bị tiêu chảy ngoài nguyên nhân do rối loạn tiêu hóa, bố mẹ có thể nghĩ đến do nhiễm HP. Môi trường acid của dạ dày là yếu tố quan trọng giúp cơ thể phòng tránh khỏi các vi khuẩn gây tiêu chảy, HP tác động đến môi trường acid này thông qua enzyme urease, vì vậy trẻ sẽ dễ nhiễm khuẩn hơn, gây ra tình trạng tiêu chảy thường xuyên.

Ung thư dạ dày: Trẻ nhỏ nhiễm HP có nguy cơ phát triển thành ung thư dạ dày khi trưởng thành cao hơn 2.3-8.7 lần bình thường. Ngoài ra, nhiễm khuẩn HP cũng có thể gây ra các vấn đề khác như xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn, thiếu máu thiếu sắt, chậm lớn, u MALT ngoài đường tiêu hóa ở trẻ.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X