Hotline 24/7
08983-08983

Trẻ bị bỏng trong ngày Tết phải làm sao?

Ngày Tết, các dịp nghỉ lễ là thời điểm các mẹ bận rộn nhất vì thế ít có thời gian để tâm đến trẻ nhiều.

Trong khoảng thời gian này nếu không cẩn thận trẻ có thể bị bỏng bất cứ lúc nào. Dưới đây là những lưu tâm cho cha mẹ khi trẻ bị bỏng ngày Tết.

Phân biệt các cấp độ bỏng

Bỏng là một loại tổn thương ở da và thịt hoặc chỉ ở da do nhiệt, điện, hoá chất, ma sát, hoặc bức xạ. Bỏng mà chỉ ảnh hưởng đến bề mặt da được gọi là bỏng bề mặt hoặc bỏng độ 1.

Khi tổn thương đi sâu vào một vài lớp da ở bên trong thì gọi là bỏng độ 2.

Bỏng độ 3 là khi toàn bộ lớp da bị phá hủy, chấn thương kéo dài đến tất cả các lớp của da.

Bỏng độ 4 là mức độ nặng nhất với các tổn thương sâu dưới da như các mô, cơ hoặc xương bị tác động.

Nhìn bằng mắt thường bạn có thể đánh giá sơ lược mức độ nặng nhẹ qua màu sắc vùng bị tổn thương. Bỏng bề mặt thường có màu đỏ. Bỏng nặng có thể có màu hồng, màu trắng hoặc đen. Bỏng quanh miệng hoặc cháy xém lông bên trong mũi kèm với các dấu hiệu như khó thở, khàn giọng và thở rít hoặc khò khè chứng tỏ đường thở bị bỏng.

Khi trẻ bị bỏng phải sơ cứu đúng cách (Ảnh minh họa)Khi trẻ bị bỏng phải sơ cứu đúng cách. (Ảnh minh họa)

Những tác nhân gây bỏng trẻ em

Do nước sôi từ: Phích nước nóng, thức ăn nóng hay bình tắm nóng lạnh

Do lửa từ bếp than, đèn dầu hay nến, diêm, pháo

Do vôi

Do điện

Do bức xạ

Do hóa chất

Phòng ngừa

Khoảng một nửa trong số tất cả các vết bỏng được coi là có thể phòng ngừa. Việc triển khai các chương trình phòng chống được ghi nhận đã giảm đáng kể tỷ lệ bỏng nặng. Các biện pháp dự phòng bao gồm: Hạn chế nhiệt độ nước nóng, thiết bị báo cháy, hệ thống phun nước, khoảng cách xây dựng phù hợp của các tòa nhà và quần áo chống nóng, chống cháy đối với nhân viên cứu hộ.

Các chuyên gia khuyên bạn nên đặt chế độ nước nóng dưới 48,8 ° C (119,8 ° F) vì ở nhiệt độ cao hơn 44 ° C (111 ° F), protein bắt đầu mất đi hình dạng ba chiều và bắt đầu bị phá hủy. Điều này dẫn đến các tế bào và các mô bị tổn thương. Các biện pháp khác để ngăn ngừa bỏng nước bao gồm: sử dụng một nhiệt kế để đo nhiệt độ nước tắm, và dụng cụ chống trào trên bếp.

Quan tâm đến trẻ nhiều hơn trong dịp Tết, chú ý để những vật dụng gây cháy, nổ nguy hiểm vào nơi an toàn, treo trên cao.

Ngâm nước lạnh trước khi đưa trẻ đến trung tâm y tế (Ảnh minh họa)Ngâm nước lạnh trước khi đưa trẻ đến trung tâm y tế. (Ảnh minh họa)

Sơ cứu khi trẻ bị bỏng

Các bác sĩ khuyến cáo, trẻ 2-5 tuổi rất hiếu động, tò mò, chưa ý thức được sự nguy hiểm nên sự an toàn của trẻ hoàn toàn phụ thuộc vào ý thức và kỹ năng của cha mẹ. Trẻ dễ bị bỏng khi người lớn để những vật dễ gây bỏng như nước sôi, canh nóng, bếp nấu ăn, bàn là nóng... trong tầm với của trẻ hoặc nơi trẻ thường qua lại. Để phòng tránh, cha mẹ cần để những vật này ở những nơi trẻ không sờ hoặc với tới được.

Nếu chẳng may trẻ bị bỏng thì cha mẹ phải bình tĩnh, gỡ bỏ quần áo dính nước sôi, ngâm vùng bỏng vào nước mát, tốt nhất là nước 16-20 độ C, thời gian ngâm 15-30 phút. Trong trường hợp không có thì dùng nguồn nước mát sạch ở ngay bên cạnh, từ vòi nước. Lưu ý trong thời tiết rét đậm, nếu diện tích bỏng rộng, trẻ quá nhỏ thì thời gian ngâm nước mát không quá lâu, tránh để trẻ bị nhiễm lạnh.

Khi ngâm xong thì băng ép nhẹ, đưa đến cơ sở y tế. Trong quá trình đó, có thể cho trẻ bù dịch trước bằng nước cam, chanh, muối đường. Tại vết bỏng khuyến cáo không bôi trứng gà, mẻ, tương, dầu hoả, rất độc. Ngoài ra, cởi bỏ quần áo trước khi phần bị bỏng sưng lên, chú ý dùng kéo cắt bỏ quần áo cho bé nếu quần áo dính vào vết bỏng. Không được lấy bất cứ vật gì bám trên vết bỏng.

Theo Song Ngư - Gia đình Việt Nam

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X