Hotline 24/7
08983-08983

Trẻ bị bỏng nên ăn gì để nhanh hồi phục

Chăm sóc trẻ bị bỏng cũng là việc làm rất quan trọng. Khi chăm con bị bỏng, cha mẹ chú ý bổ sung cho trẻ một số thực phẩm sau đây.

Trẻ bị bỏng nên ăn thức ăn gì?

Giai đoạn đầu trẻ bị bỏng

- Trẻ bị bỏng mất nước và protein nhiều, vì vậy nên chọn các thức ăn nhiều nước, protein, đường mỡ.

- Sử dụng chế độ ăn cao năng lượng, chia 5-6 bữa nhỏ và bữa ăn nhẹ. Thức ăn chế biến đặc hoặc mềm.

- Nên ăn nhiều cá thu để bổ sung axit amin và các loại axit béo quan trọng trong tiến trình tổng hợp mô sợi dưới da; cung cấp thêm cung ứng lecithin, chất đạm cần thiết cho cấu trúc của tế bào bằng sữa đậu nành, tàu hũ.

- Lượng nước cần hàng ngày 2500-3000 ml. Trẻ bị bỏng ở mặt cần gấp 4 lần người bình thường. Có thể uống trà loãng, sữa, sữa đậu, nước dưa hấu, nước hoa quả, nước đậu xanh.

Trẻ bị bỏng cần bổ sung một số thực phẩm giàu dưỡng chất cho cơ thểTrẻ bị bỏng cần bổ sung một số thực phẩm giàu dưỡng chất cho cơ thể

- Đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương nên ăn những thức ăn nhiều kẽm như thịt bò, cua, ốc, củ cải...

- Nên cho trẻ ăn các thức ăn giải nhiệt, lợi tiểu, giải độc, như nước dưa hấu, nước lê, nước đậu xanh, nước actisô và các loại hoa quả tươi. Ngoài chức năng thận kém nên tăng lượng đường, thức ăn giàu vitamin, không có muối, hạn chế thích đáng protein.

- Trẻ bị bỏng khoang miệng nên ăn nhiều chất dinh dưỡng hỗn hợp như đường, sữa, đậu nành, thịt bò, gan, trứng gà, cà rốt, dầu muối.

Nếu trẻ bị bỏng nặng

- Nếu trẻ bị bỏng nặng và có dấu hiệu bị choáng, cha mẹ nên bổ sung nhiều loại vitamin, như uống trà loãng, nước cơm, nước đậu xanh, nước dưa hấu, sữa, sữa chua, kem que…

- Trẻ bị bỏng nặng có thể gây dính màng ruột, thậm chí xuất huyết, viêm loét nên ăn mềm, ăn đặc, lúc cần nên nhịn ăn. Chức năng gan không tốt, nên chọn thức ăn nhiều protein, vitamin C, B1, B2 và E.

Nếu vết thương có dấu hiệu viêm nhiễm

- Nếu vết bỏng nặng và có dấu hiệu viêm nhiễm, tiếp tục cho ăn các thức ăn nhiều vitamin và thanh nhiệt, lợi tiểu, tăng dần prôtêin để bổ sung lượng đã mất, bảo đảm da tái sinh và tỷ lệ sống của da cấy. Có thể ăn cháo gạo, mì sợi, gan, trứng, sữa, sôcôla và các loại rau quả tươi. Thức ăn chế biến đặc hoặc mềm.

- Để chống nhiễm khuẩn vết thương cần ăn nhiều loại trái cây cung cấp vitamin C như: bưởi, cam, chanh... Ngoài ra, vitamin C còn có đóng vai trò quan trọng trong quy trình tổng hợp lớp sợi keo và sợi đàn hồi dưới da để vết thương không bị xấu; vitamin A giúp tăng tiến trình phân hóa của lớp biểu bì nhằm phủ kín vết thương.

Trong giai đoạn phục hồi

- Khi trẻ đến giai đoạn phục hồi, cha mẹ bổ sung các thức ăn có nhiều protein chất lượng cao, nhiều nhiệt lượng, vitamin, giàu giá trị dinh dưỡng. Ăn các loại thịt, cá, sữa, trứng, rau và hoa quả tươi.

Theo An Nguyên - Gia đình Việt Nam

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X