Hotline 24/7
08983-08983

Trẻ béo phì có nguy cơ bị đột qụy không?

Trẻ béo phì có làm tăng nguy cơ đột quỵ, vì ông ngoại cháu đã từng bị tai biến?

Con tôi 12 tuổi, nặng 58kg, cháu rất ít chịu vận động, sau giờ học chỉ thích ngồi xem tivi hay trốn trong phòng để ăn. Bạn bè càng chọc bé càng thu mình, ít giao tiếp.

Trẻ béo phì có làm tăng nguy cơ đột quỵ, vì ông ngoại cháu đã từng bị tai biến?

Chúng tôi đã áp dụng nhiều biện pháp nhưng cháu càng ngày càng thích ăn hơn là vận động. Cả nhà đau đầu lắm. Xin bác sĩ lời khuyên.

Chân thành cảm ơn. - (Phúc Hiếu, quận 7, TPHCM)

cach dieu chinh beo phi cho tre bang che do an - anh 1Một đứa trẻ được xem là béo phì, hay nặng cân quá khi nó nặng hơn mức trung bình so với chiều cao và độ tuổi từ 20% trở lên.

Chào bạn,

TS.BS Nguyễn Huy Thắng, Trưởng khoa Bệnh lý mạch máu não, Bệnh viện Nhân nhân 115 - TPHCM rất nhiều lần đưa ra thống kê, trước đây, bệnh đột quỵ thường gặp từ 60-70 tuổi thì nay có ca mới 12-13 tuổi đã bị đột quỵ. Bệnh nhân 20-10 tuổi bị đột quỵ đã là “chuyện thường ngày ở bệnh viện”.

TS.BS Trần Chí Cường, Chủ tịch Hội Can thiệp mạch máu não TPHCM, cũng từng chia sẻ, ông đã từng cấp cứu cho những ca đột quỵ mà bệnh nhân chưa tròn 1 tuổi.

Có thể nói, tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ tuổi đang có xu hướng tăng lên, trung bình khoảng 2% mỗi năm, trong đó số lượng nam giới cao gấp 4 lần nữ giới.

Lý do khiến tỷ lệ đột quỵ ở giới trẻ có xu hướng tăng lên là do một tỷ lệ khá lớn các bệnh nhân trẻ tuổi sử dụng các loại thuốc gây nghiện, thuốc lá, rượu bia, những chất làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Thực ra, béo phì, thừa cân do ít vận động cũng là một nguyên nhân làm tăng lên đáng kể tỷ lệ trẻ bị đột quỵ.

Nhiều các ca đột quỵ ở trẻ em được phát hiện còn do các bệnh lý về mạch máu não.

Trường hợp của con bạn, có thể bé ít chịu giao tiếp, ngại xuất hiện nơi công cộng vì chịu sức ép về tâm lý khi bị bạn bè chế giễu.

Khi trẻ béo phì có nhiều nguy cơ bị bệnh tim mạch, tăng huyết áp và rối loạn phát triển về xương khớp.

Béo phì ở trẻ em ảnh hưởng đến sức khỏe khi trưởng thành. Vì ở người béo phì có nguy cơ mắc các bệnh tăng huyết áp, tăng cholesterol dẫn đến tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim... và có nguy cơ mắc các bệnh lý khác như bệnh đái tháo đường, bệnh sỏi mật, cơ xương khớp.

Bên cạnh đó, trẻ béo phì thường vụng về, chậm chạp, hay bị bạn bè trêu chọc ảnh hưởng đến tâm lý và khả năng học tập.

Cảm xúc của trẻ cũng là điểm chính trong điều trị thành công béo phì.

Phụ huynh cần động viên con và tránh phê phán con, tạo tâm lý không tốt. Bố mẹ đóng vai trò chủ yếu trong việc giúp trẻ béo phì cảm thấy bình thường, có ý thức kiểm soát cân nặng và phát triển thói quen lành mạnh để sống khỏe mạnh.

Trường hợp con của bạn, có thể cho bé đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt, bởi trong những trường hợp, chứng béo phì bắt nguồn từ một tình trạng rối loạn nội tiết, bác sĩ sẽ giới thiệu con bạn đến nhà chuyên khoa nội tiết để kiểm tra. Trong trường hợp nghi ngờ là do căn bệnh nào, bác sĩ sẽ có khuyến cáo về chế độ ăn. Ðồng thời khuyên bạn những giải pháp để khuyến khích đứa trẻ tiêu hao nhiều năng lượng hơn.

Bắt đầu từ 1/6 đến hết tháng 12/2018, AloBacsi phối hợp với nhãn hàng NattoEnzym của Công ty Dược phẩm Hậu Giang mở chuyên đề “Không còn nỗi lo đột quỵ” với tiêu chí: tư vấn - giải đáp câu hỏi hàng ngày, tổ chức các chương trình truyền hình trực tuyến, livestreams trò chuyện với bác sĩ về các vấn đề đột quỵ và tổ chức các sự kiện thực tế tại các TP lớn như TPHCM, Hà Nội, Cần Thơ...

Mời bạn đọc có các thắc mắc về bệnh tim mạch, nội thần kinh, đột quỵ, tai biến... gửi câu hỏi về email: tuvan@alobacsi.vn để được TS.BS Trần Chí Cường, TS.BS Lê Văn Tuấn và ThS.BS Bùi Diễm Khuê tư vấn.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X