Hotline 24/7
08983-08983

Trẻ 11 tháng không chịu uống sữa, có nên ép bé không BS?

Câu hỏi

Chào BS, Con em hiện nay được 11 tháng tuổi. Bé trai nặng 10.8 kg, cao trên 70 cm. Hiện em cho bé ăn ngày 3 bữa bột + ti mẹ. Nhà em tìm đủ mọi cách cho bé uống sữa mà bé không chịu uống (ti bình, xúc thìa, dùng ống hút, xi-lanh, uống trực tiếp bằng cốc, đổi nhiều loại sữa), giờ mỗi lần uống cháu khóc ầm lên, rồi nôn trớ. Cháu mọc 8 răng rồi, giờ sắp thêm 2 cái nữa. Cháu chưa đi được ạ. Bà cháu đang bảo cháu gầy gòm, đứa kém tháng biết đi rồi mà cháu không uống sữa nên chưa biết đi. BS cho em hỏi, nhà em có nên ép bé uống không ạ? Nhà em bảo ép uống, khóc cũng phải uống, uống vài lần là quen. Thậm chí bác họ còn bảo, nôn cũng phải uống tiếp, cho lần sau không dám nôn, khóc tím tái mặt mày cũng phải uống. Mà nhìn con khóc em không đành ép ạ. Trước cháu còn ăn sữa chua, giờ cháu không ăn nữa rồi ạ. BS cho em lời khuyên với ạ!

Trả lời

BS Châu Thị Kiều Oanh

BS Châu Thị Kiều Oanh

Bác sĩ cấp cứu - Bệnh viện Sài Gòn ITO, Bệnh viện quận 1, TPHCM

bé không chịu uống sữa. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Bé không chịu uống sữa. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Theo như em trình bày cho thấy bé bị suy dinh dưỡng chiều cao theo tuổi, nguyên nhân chủ yếu là do bé không chịu uống sữa.

Nhưng em cũng cần tìm hiểu xem nguyên nhân nào bé không chịu uống (do bé không thích uống loại sữa đó, do pha không đúng, ngọt quá hay béo quá,…), chứ đừng ép bé uống bằng mọi cách, vì có thể gây nguy cơ ói sặc sữa lên mũi, phổi gây viêm phổi, tắc đường thở,…

Tốt nhất, em nên đưa bé đến BV Nhi Đồng khám và điều trị.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Suy dinh dưỡng chiều cao là một khái niệm đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng kéo dài (mạn tính) hay còn gọi là chậm tăng trưởng ở trẻ thông qua sự phát triển chiều cao:

- Gọi là chậm tăng trưởng khi chiều cao < -2SD tương đương với -7% so với trung bình

- Gọi là lùn khi chiều cao < -3SD hoặc -4SD, tương đương -15% so với trung bình.

Nếu một trẻ có sự phát triển chiều cao thấp hơn -2SD so với bạn cùng lứa tuổi, người ta cho rằng đó là do trẻ đã vị thiếu hụt dinh dưỡng trong một thời gian dài. Nếu một trẻ mà cân nặng dưới -2SD so với cân nặng trung bình của trẻ cùng tuổi nhưng lại có chiều cao ở chỉ số giá trị bình thường tức là trẻ mới bị suy dinh dưỡng.

Công thức tính chiều cao của trẻ

- Chiều cao của trẻ mới đẻ đủ tháng: Trẻ trai: 50 ± 1,6cm; Trẻ gái: 49,8 ± 1,5cm.

- Ba tháng đầu mỗi tháng tăng từ 3,5 đến 3cm, ba tháng tiếp theo tăng từ 2cm/ tháng, còn 06 tháng tiếp theo chỉ tăng từ 1 - 1,5cm mỗi tháng.

- Chiều cao từ năm thứ 2 trở đi chậm hơn so với năm đầu, mỗi tháng tăng từ 6,5 - 7,5cm và sau đó mỗi năm tăng được 4cm với trẻ gái và 4,5cm với trẻ trai.

- Giai đoạn dậy thì: có sự tăng vọt, trong giai đoạn này chiều cao trung bình tăng 5,5cm và đỉnh cao là 9cm/năm đối với nam, và 5cm  và đỉnh cao là 8cm với nữ.

- Sau giai đoạn dậy thì hoàn toàn (xuất hiện kinh nguyệt; xuất tinh) thì sự tăng trưởng chiều cao giảm dần đi. Đối với nữ sự tăng chiều cao còn rất ít và đạt được chiều cao cuối cùng khoảng 19 - 21 tuổi. Đối với nam thì chiều cao còn tiếp tục tăng nhưng chậm hơn và kết thúc vào khoảng 20 - 25 tuổi.

Chiều cao của trẻ gái 4 tuổi dao động trong khoảng: 95,66 ± 4,06 cm, như vậy chiều cao bé nhà bạn là bình thường.

- Muốn biết bé nhà bạn năm 18 tuổi cao bao nhiêu, bạn có thể tham khảo những thông tin về sự phát triển chiều cao từng giai đoạn hoặc có thể tham khảo công thức tính chiều cao trung bình cho trẻ trên 1 tuổi như sau:

X = 75cm +5cm x (N – 1)
X = chiều cao hiện tại của trẻ

Trong đó:

75 = chiều cao của trẻ lúc 1 tuổi

5 = Chiều cao tăng trung bình trong một năm

N = Số tuổi của trẻ (tính theo năm.)

Tuy nhiên sự phát triển chiều cao của trẻ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như di truyền, chế độ dinh dưỡng cũng như tình hình bệnh tật của trẻ và chế độ luyện tập cũng như môi trường sống của trẻ.

Để giúp bé có được một chiều cao lý tưởng, bạn nên chú ý chế độ dinh dưỡng tốt, thực phẩm nhiều canxi, tắm nắng và năng cho trẻ vân động ngoài trời, môi trường sống của trẻ nên trong lành. Đặc biệt chú trọng vào thời điểm trong 2 năm đầu tiên và trong giai đoạn trước dậy thì...


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X