Hotline 24/7
08983-08983

Tránh đau khớp ngày trở lạnh

Thời tiết giao mùa là thời điểm các yếu tố "phá hoại" xương khớp hoành hành, bệnh nhân thoái hóa khớp phải đối mặt với các cơn đau nhức, tê cứng khớp ngày một trầm trọng.

Trời trở lạnh, thoái hóa khớp tăng nặng

Thoái hóa khớp là tình trạng hư hỏng phần sụn giữa hai đầu xương, kèm theo phản ứng viêm và sự giảm sút lượng dịch khớp gây đau và cứng khớp. Bệnh thường có dấu hiệu trầm trọng hơn khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là thời điểm giao mùa vì lớp sụn đệm tại các khớp bị thoái hóa ít hơn bình thường.

Giải thích về hiện tượng này, các chuyên gia y tế cho rằng, khi thời tiết thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi của hàng loạt các yếu tố bên trong cơ thể như độ nhớt của máu và dịch khớp, sự kết tủa của các muối, thay đổi nồng độ các hóa chất trung gian trong cơ thể, thay đổi vận mạch…khiến cho bệnh thoái hóa khớp trở nên nghiêm trọng hơn.

Theo đó, có thể làm cho gân bị co rút lại, dịch khớp đông quánh hơn khiến các khớp trở nên khô cứng, đau mỏi, khó cử động.

ss
Bệnh thoái hóa khớp có xu hướng tăng nặng khi trời lạnh (ảnh minh họa)


Hơn nữa, khi nhiệt độ hạ xuống, cơ thể có xu hướng dự trữ năng lượng, giảm tưới máu ngoại biên nên máu lưu thông tới các vùng xương khớp kém hơn. Các vùng khớp nhận được ít máu thì các cơ và dây chằng nâng đỡ khớp sẽ bị cứng, dịch tiết ở khớp bị giảm làm cho sự cọ xát giữa hai đầu xương tăng lên khiến người bệnh đau nhiều và vận động khó khăn hơn.

Bên cạnh đó, áp suất không khí giảm cũng khiến cho các khớp giãn ra và ép vào các dây thần kinh xung quanh tạo áp lực cho khớp.

Ngoài ra, khi thời tiết thay đổi, sức đề kháng của cơ thể cũng suy giảm, các yếu tố gây bệnh như phong, hàn, thấp cùng phối hợp tác động xâm phạm đến kinh lạc, cơ, khớp, làm cho khí và huyết không được lưu thông, không nuôi dưỡng được cân mạch khiến bệnh thoái hóa khớp tiến triển nặng hơn.

Đối phó với thoái hóa khớp khi giao mùa

Theo các chuyên gia về xương khớp, khi thời tiết chuyển lạnh, bệnh nhân tuyệt đối không nên cố chịu đựng hoặc tùy tiện dùng thuốc giảm đau; cần đi khám sớm để có hướng điều trị kịp thời, tránh các biến chứng phức tạp như sưng khớp, biến dạng khớp, cứng khớp, mọc gai xương, teo cơ…

Người bệnh phải đặc biệt chú ý đến việc giữ ấm toàn thân, nhất là bàn tay, bàn chân, tắm nước nóng và có thể chườm nóng để giữ cho dịch khớp luôn ấm, lưu thông tốt và thúc đẩy tuần hoàn máu.

Các bài tập nhẹ nhàng như bơi, đạp xe, đi bộ…rất hữu dụng để giảm đau xương khớp. Việc tập luyện này sẽ làm cơ, dây chằng bền vững hơn, kích thích bao hoạt dịch tiết ra nhiều dịch khớp để khớp hoạt động trơn tru, ít đâu hơn. Tuy nhiên, người bệnh không nên luyện tập hay vận động nhiều trong các đợt đau cấp tính để tránh làm trật khớp và cột sống.

Theo VietNamNet/ Benhxuongkhop.vn

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X