Hotline 24/7
08983-08983

Tổn thương da quá sâu có thể để lành tự nhiên không?

Câu hỏi

Thưa bác sĩ, Em bị tai nạn và hoại tử da chân, thịt bị múc đi, chiều dài 3.5cm; rộng 2cm; sâu 1.2cm. Với vết thương này bác sĩ bảo em ghép da. Nhưng em muốn để lành tự nhiên, không đắp da có được không ạ? Em nên ăn gì để nhanh lành ạ?

Trả lời
Thay băng ghép da. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Thay băng ghép da. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Do diện tích mất mô của bạn rất rộng, dài 3.5cm, sâu 1.2cm, do đó những vùng da bị mất mô khó có thể lành tự nhiên, cần may kỹ lại hoặc bóc tách vết thương và ghép da trong trường hợp vết thương rộng, không tách mô xung quanh để khâu vết thương lại. Trường hợp này sẽ để lại sẹo xấu.

Nếu bạn không tiến hành ghép da sẽ để lộ vùng mô dưới da và gây ra tình trạng nhiễm trùng nguy hiểm. Do đó bạn nên tuân theo y lệnh của bác sĩ.

Trường hợp mất mô rộng và nhiều như bạn cơ thể không thể tự hồi phục, vết thương khi lành sẽ để lại mô sẹo rất xấu. Bạn nên tăng cường ăn thức ăn nhiều đạm như sữa, thịt, cá, trứng…

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Ghép da là một dạng phẫu thuật thực hiện trên da bao gồm việc lấy đi một phần da ở vùng này và đắp lên vùng khác trên cơ thể.

Phương pháp này thường được áp dụng để vá những vết thương lớn trong các trường hợp rách da do gãy xương, bỏng hoặc những vùng da nhiễm trùng không thể phục hồi.

Người ta có thể sử dụng mảnh da có kích thước lớn ghép vào các vùng thẩm mĩ, vùng vận động như: mặt, cổ, tay, các ngón tay hoặc khi diện tích cần ghép không lớn. Khi diện tích vùng cần ghép quá lớn, người ta có thể sử dụng mảnh da khía mắt lưới nhằm làm tăng diện tích cần che phủ (gấp 2 - 3 - 4 lần so với diện tích lấy da). Các lỗ được tạo ra trong mảnh da khía mắt lưới cho phép dẫn lưu được dịch tồn đọng trong nền vết thương, tránh ứ dịch dưới mảnh da ghép.

Mảnh da ghép trong 2 ngày đầu sống chủ yếu bằng hiện tượng thẩm thấu từ nền ghép. Sau đó có sự phát triển của mao mạch từ nền ghép đến mảnh ghép. Vì vậy, nền ghép phải là cân hoặc mô hạt đẹp, giữa nền ghép và mảnh ghép không có máu tụ, dị vật, không khí. Sau khi ghép phải băng ép chặt vừa phải để tạo áp lực cho mảnh ghép tiếp xúc với nền ghép tốt.

Thay băng thường tiến hành từ 3 - 5 ngày sau ghép da, lớp gạc ngoài cùng có thể thay đổi hàng ngày nếu cần thiết. Cần theo dõi các dấu hiệu nhiễm khuẩn, tụ máu, dịch, bóng khí dưới mảnh ghép, điều này sẽ ảnh hưởng sự bám dính của mảnh ghép. Nếu ghép da vùng chi thể, vùng chi thể cần được nâng cao nhằm giảm phù nề, cũng như cần cố định tốt các chi thể sau ghép da bằng các thanh nẹp ở các tư thế chức năng. Nếu ghép chi dưới, nếu đứng, đi lại sớm có thể gây nốt phồng, chảy máu và làm hư hại mảnh ghép. Vì vậy, việc nghỉ ngơi tại giường thường được khuyến cáo, thông thường là 5 ngày.

Sau khi ghép da, bạn nên:

- Chế độ ăn uống giàu protein sẽ giúp cho mảnh ghép bám tốt, lành nhanh vùng cho da, giảm nguy cơ nhiễm khuẩn.

- Nâng cao vùng chi, giữ nghỉ ngơi tại giường nếu ghép da vùng chi.

- Cố định các chi thể sau ghép da bằng các thanh nẹp.

- Ngưng hút thuốc lá.

- Vệ sinh cá nhân (đánh răng, gội đầu, chải tóc…).

- Nhắc nhở thân nhân, người chăm sóc cần tuân thủ việc kiểm soát nhiễm khuẩn (rửa tay, mang găng vô trùng…) nhằm giảm tình trạng nhiễm khuẩn chéo.



Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X