Hotline 24/7
08983-08983

Tình hình biển Đông hôm nay: Trung Quốc biện minh cho việc rút giàn khoan

Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi Biển Đông không phải do sức ép từ bên ngoài mà nhằm phục vụ những dự định tiếp theo.

Lý lẽ  rút giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi Biển Đông Việt Nam của Trung Quốc

Theo những thông tin mới nhất trên báo chí cho hay, mới đây, chính quyền Bắc Kinh đã tuyên bố việc Trung Quốc rút giàn khoan là “thực hiện theo kế hoạch” và “không vì yếu tố bên ngoài”.

Nội dung này đã được đăng trên tờ Nhân dân nhật báo, theo đó Cơ quan Trung ương của Đảng cộng sản Trung Quốc biện minh cho việc rút giàn khoan là “không vì sức ép bên ngoài”.

báo này khẳng định, mọi sự nghi ngờ về việc Trung Quốc rút giàn khoan dưới sức ép của Mỹ là không có cơ sở, việc Trung Quốc rút giàn khoan không liên quan gì tới "Nghị quyết 412" của Thượng viện Mỹ, đồng thời nhấn mạnh, đây chỉ là “sự trùng hợp ngẫu nhiên về thời gian”, việc rút giàn khoan hoàn toàn theo kế hoạch đã định của chính quyền Bắc Kinh.

chuyên gia nước ngoài đánh giá Trung Quốc rút giàn khoan là do sức ép từ dư luận quốc tếNhiều chuyên gia quốc tế đánh giá Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi Biển Đông Việt Nam là do sức ép từ Mỹ. Ảnh minh họa

Trước đó, Trung Quốc cũng đã vội vã ra thông báo nhằm trấn an dư luận trong nước khi nhiều người dân nước này tỏ ý “khó chịu” và hoang mang vì tin rằng Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 là do “lép vế trước Mỹ”.

Đồng thời, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nhấn mạnh, “giàn khoan Hải Dương 981 nằm trong kế hoạch hoạt động trên biển của doanh nghiệp Trung Quốc, không liên quan đến bất kỳ nhân tố ngoại giao nào”.

Để khẳng định “quyết tâm” của Trung Quốc, ông Hồng Lỗi còn phát biểu một cách lấp lửng rằng: “các cơ quan chuyên môn sẽ tiến hành đánh giá những kết quả dựa trên những tư liệu địa chất thu được, nghiên cứu để định ra bước công việc tiếp theo”.

Tình hình Biển Đông sẽ tiếp tục căng thẳng do Trung Quốc dự định xây nhà máy nổi sản xuất khí ở Biển Đông?

Theo tin tức mới nhất trên các báo, tập đoàn dầu khí Trung Quốc CNOOC (chủ sở hữu của giàn khoan Hải Dương 981) đang nghiên cứu khả năng xây tàu nổi khổng lồ trị giá hàng tỉ USD để sản xuất khí tự nhiên hóa lỏng (FLNG).

Kiểu công nghệ chưa trải qua thử nghiệm này có khả năng sẽ được sử dụng để sản xuất khí từ các vùng nước sâu của Biển Đông. Bình luận về thông tin này, Reuters – Hãng tin uy tín hàng đầu của Anh cho biết, trong khi tập đoàn trên chưa có tuyên bố chính thức nào, thì các quan chức CNOOC và trong ngành công nghiệp dầu khí tiết lộ, các nghiên cứu ban đầu đang được thực hiện. CNOOC cũng đã đàm phán trao đổi với các hãng kỹ thuật toàn cầu về khả năng cùng thiết kế tàu nổi.

Trung Quốc rút giàn khoan là để xây dựng nhà máy nổi sản xuất khí trên Biển Đông?Tình hình Biển Đông sẽ tiếp tục “dậy sóng” nếu Trung Quốc thực sự cho xây tàu nổi sản xuất khí trong phạm vi chủ quyền Việt Nam. Ảnh minh họa

Được biết, các tàu FLNG được coi là những nhà máy sản xuất khí hóa lỏng trên đại dương, có thể dự trữ lượng khí khai thác và vận chuyển sang các tàu chở khí tự nhiên phục vụ việc cung cấp. Nó thường được dùng tại các khu vực khai thác quá xa hoặc quá nhỏ, khó sử dụng hệ thống ống dẫn dưới biển để sản xuất.

Trong khi một nhà máy FLNG TQ có thể phải mất vài năm nữa nghiên cứu và phát triển, thì các quan chức công nghiệp dầu khí nước này nhấn mạnh, các tàu nổi kiểu này có thể trở thành một phần quan trọng trong chiến lược của Bắc Kinh ở Biển Đông - bao gồm cả vùng tranh chấp - khi nước này tìm cách mở rộng sản xuất năng lượng ngoài khơi.

Không dừng lại ở đó, tổng thư ký Hiệp hội Công nghiệp đóng tàu quốc gia Trung Quốc nhấn mạnh, chính phủ nước này sẵn sàng hỗ trợ tài chính cũng như ưu đãi thuế cho bất kỳ địa phương nào cần xây dựng nhà máy nổi kiểu như trên.

Phẫn nộ chuỗi ngày 13 ngư dân bị giam lỏng ở Trung Quốc

Trả lời phỏng vấn trên báo chí về những chuỗi ngày bị giam lỏng trên đất Trung Quốc, Thuyền trưởng Võ Tấn Tèo cùng các thuyền viên trên tàu QB 93256 TS kể lại, trước khi thả ngư dân và tàu cá, phía Trung Quốc đã phá hết thiết bị định vị và liên lạc.

Anh Thành ngậm ngùi, “Dựa vào la bàn và hỏi đường ngư dân Việt Nam đang đánh bắt trên biển, chúng tôi chạy hết máy chỉ mong sớm đặt chân về đất liền.” 

Chia sẻ về chuyện bị tàu Trung Quốc bắt giữ, anh Thành cho hay do tàu hỏng máy nên bị trôi đến toạ độ 18,7 độ vĩ Bắc - 109,12 độ kinh Đông.

Anh Thành kể lại, khi đang cố gắng sửa máy thì 2 tàu Trung Quốc bất ngờ áp sát tàu QB 93256 TS. Ngay sau đó, một tàu đâm vào phía sau, tàu còn lại kẹp mũi rồi dùng súng khống chế và thông qua người phiên dịch buộc toàn bộ số ngư dân Việt Nam trên tàu Quảng Bình về Hải Nam.

Trong những ngày đầu bị bắt, khi các cơ quan ngoại giao Việt Nam ở Trung Quốc chưa thể bắt liên lạc với tàu Quảng Bình, 13 ngư dân Việt Nam chỉ có thể động viên nhau và qua ngày với cá khô, gạo dự trữ trên tàu.

Trung Quốc nhiều lần tấn công tàu và ngư dân Việt Nam khiến tình hình Biển Đông thêm căng thẳngHành động tấn công tàu cá, bắt giữ ngư dân Việt Nam của Trung Quốc làm căng thẳng thêm tình hình Biển Đông. Ảnh minh họa

Còn tàu cá QNg 94912 TS của thuyền trưởng Võ Tấn Tèo (24 tuổi) bị tàu quân sự, hải cảnh Trung Quốc bao vây, khống chế ngay trên vùng biển Vịnh Bắc Bộ sáng 3/7. Lúc này, QNg 94912 đang đánh bắt cùng nhiều tàu cá khác ở toạ độ 17,3 độ vĩ Bắc - 109,42 độ kinh Đông.

Anh Tèo bàng hoàng kể lại, “Họ đâm vào tàu tôi rồi áp sát, dùng súng khống chế dẫn 3 ngư dân Việt Nam sang tàu họ, buộc chúng tôi lái tàu về đảo Hải Nam.

Trên đảo, thông qua người phiên dịch, chúng tôi bị họ ép phải nói sai tọa độ, vị trí đánh bắt, ký vào tờ giấy toàn chữ Trung Quốc để quay phim, chụp ảnh. Lúc đó rất đông người, vì sợ hãi và mong được thả về nên chúng tôi phải ký vào giấy.”

Hiện 13 ngư dân Việt Nam bị bắt đã được thả về. Tuy nhiên ngư lưới ngư cụ và gần 3 tấn hải sản của hai tàu đều bị tịch thu. Những ngư dân bị Trung Quốc bắt giữ tâm sự, trở về bờ an toàn và khỏe mạnh là niềm vui lớn nhất của họ và người thân.

Xác định gặp nhiều khó khăn khi bị thu hết ngư lưới cụ, nợ tiền tu sửa tàu nhưng thuyền trưởng hai tàu đều khẳng định quyết tâm bám biển. Đồng thời, đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh gấp rút làm việc với các cơ quan chức năng Trung Quốc để xác minh thông tin và có các biện pháp bảo hộ ngư dân Việt Nam yên tâm bám biển.

AloBacsi.vn
Theo MInh Thùy - VietQ.vn

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X