Hotline 24/7
08983-08983

Tìm hiểu về bệnh trĩ ngoại

Mặc dù trĩ ngoại dễ nhận biết hơn, cũng dễ điều trị hơn, nhưng dễ bị nhầm với bệnh trĩ nội có sa búi trĩ, cộng với tâm lý xấu hổ vì bệnh tế nhị công thêm chủ quan của người bệnh nên trĩ ngoại lại trở thành phổ biến, dễ mắc và dễ tái phát hơn cả.


Trĩ ngoại dễ phát hiện nhưng có dễ điều trị?

Trĩ ngoại cũng là một trong 3 nhóm bệnh trĩ ở ống đường tiêu hóa và rất dễ nhận biết bằng mắt thường. Có thể hiểu trĩ ngoại là những búi tĩnh mạch nằm phía dưới rãnh lược (nói nôm na là phía ngoài ống hậu môn) bị giãn và sa ra ngoài. Những búi tĩnh mạch trĩ ngoại khi sa ra ngoài thường không tự co lại mà sẽ tồn tại thường trực tại phía ngoài ống hậu môn, người bị trĩ ngoại thường ít có triệu chứng chảy máu.

Khác với trĩ nội xảy ra ở đám rối tĩnh mạch ở trên đường lược thường khó phát hiện, còn trĩ ngoại là xảy ra đối với đám rối tĩnh mạch nằm dưới đường lược nên dễ nhận biết hơn. Búi trĩ ngoại thường được bao bởi lớp da rìa hậu môn, nên kể cả khi điều trị để búi trĩ co lên thì vẫn tồn tại “mẩu da thừa” gây vướng víu cho người bệnh. Trĩ ngoại cũng dễ bị nhầm lẫn với búi trĩ nội bị sa ra ngoài (thường là bắt đầu từ độ 2 trở lên), nhưng búi trĩ nội thường không có “mẩu da thừa”, vị trí mọc búi trĩ ở trên đường lược, nên khi điều trị co được búi trĩ sẽ không có gì gây vướng víu nữa.

Nhưng trĩ ngoại lại gây những cảm giác khó chịu giảm chất lượng sống của người bệnh do lúc nào cũng thấy không thoải mái, vướng víu và ngứa ngáy ở vùng nhạy cảm. Cộng thêm tâm lý chủ quan nên thường những người mắc trĩ ngoại hay có tâm lý chủ quan không điều trị kịp thời nên lại để bệnh chuyển nặng, trở nên phức tạp và gây ra những biến chứng nguy hiểm mới đến gặp bác sĩ.

Tương tự như các bệnh lý ở ống đường tiêu hóa, trĩ ngoại sinh ra thường bởi táo bón kinh niên, việc táo bón khiến mỗi lần đi đại tiện phải gắng sức khiến cho đám rối tĩnh mạch trĩ dưới đường lược giãn căng quá mức, lâu ngày sẽ sa ra ngoài. Ngoài ra, trĩ ngoại cũng do thói quen ăn uống không khoa học mà ra như những người thích ăn cay nóng, ăn ít rau xanh và ít uống nước, hoặc thói quen sinh hoạt lười vận động, cũng có thể do đặc thù nghề nghiệp phải đứng lâu, ngồi nhiều, mang vác nặng. Đây cũng là bệnh lý hay gặp ở phụ nữ mang thai nhất là trong những tháng cuối, do thai nhi to tạo áp lực lên ổ bụng xuống vùng hậu môn cũng gây ra trĩ ngoại.

Làm gì để điều trị và phòng ngừa trĩ ngoại

Trĩ ngoại xảy ra ở dưới đường lược và có thể quan sát bằng mắt thường, nhưng nếu không đi khám để bác sĩ chẩn đoán chính xác mức độ thì việc điều trị trĩ ngoại cũng khó khăn không kém gì so với trĩ nội.

Trĩ ngoại khiến cho ai mắc phải gánh chịu nhiều tổn thương ở vùng hậu môn do viêm nhiễm, thường gây cảm giác nóng rát, ngứa ngáy thường xuyên. Để điều trị hiệu quả bệnh trĩ ngoại, quan trọng nhất là cần đến khám bác sĩ ngay khi thấy bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh, để được xác định mức độ nặng nhẹ của trĩ ngoại (trĩ ngoại không phân chia độ như trĩ nội), từ đó có hướng điều trị phù hợp.

Trĩ ngoại thường không có chỉ định phẫu thuật, trừ khi búi trĩ ngoại đã bị biến chứng gây tắc nghẽn hoặc sa trĩ nghẹt. Chính vì vậy điều trị nội khoa bằng thuốc uống là lựa chọn hàng đầu trong điều trị trĩ ngoại. Trong đó, y học Phương đông ưu tiên sử dụng các vị thảo dược an toàn cho những người bị trĩ ngoại và nên điều trị sớm để tránh biến chứng.

Những vị thảo dược được khuyên dùng để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa cũng như tránh tái phát bệnh trĩ ngoại, cũng như các loại trĩ khác hiệu quả, đó là Diếp cá, Đương qui, Ruitin (hoa hòe), Curcumin (tinh chất nghệ), và đã được bào chế thành dạng viên tinh chất giúp tiện sử dụng cũng như mang lại hiệu quả cao. Đây là những vị thảo dược chống táo bón, cầm máu, tăng sự đàn hồi và bền vững thành mạch hiệu quả.

Theo Sức khoẻ và Đời sống

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X