Hotline 24/7
08983-08983

Tiểu đường type 2 và lời khuyên lựa chọn thực phẩm

Các thực phẩm đóng gói thường được yêu cầu liệt kê các giá trị dinh dưỡng trên nhãn của thực phẩm, bạn cần phải biết một số các thông tin vì nó liên quan đến sức khoẻ, đặc biệt là với bệnh nhân tiểu đường.

Tiểu đường type 2

Tiểu đường type 2 là một tình trạng bệnh mà khi đó cơ thể của chúng ta không thể sử dụng được hormone insulin một cách hiệu quả - được gọi là tình trạng kháng insulin cũng như việc tuyến tụy của cơ thể không thể sản xuất đủ insulin để bù đắp được sự đề kháng này.

Insulin là một hormone quan trọng, cho phép đường từ máu có thể đi vào tế bào.

Việc đường trong máu bắt đầu tăng cao là kết quả của tiểu đường type 2. Đường máu càng lên cao càng nguy hiểm, nếu không kiểm soát tốt có thể gây biến chứng trên mắt, thận, thần kinh và tim mạch. Một trong những phương pháp điều trị chính của tiểu đường type 2 đó là tuân thủ một chế độ ăn thân thiện với bệnh tiểu đường.

Tại sao chế độ ăn lại quan trọng đối với người tiểu đường?

Mỗi loại thực phẩm sẽ ảnh hưởng đến đường máu theo một cách khác nhau. Điều đó lý giải tại sao việc ăn uống cân đối rất quan trọng đối với người tiểu đường.

Carbohydrate trong thực phẩm là thủ phạm gây tăng đường máu, trong khi đó, protein và chất béo trong thực phẩm thì không. Các thực phẩm giàu carbohydrate mà có nhiều chất xơ và ít xay xát sẽ giúp ổn định đường máu trong khi nhưng loại cũng giàu carbohydrate nhưng ít xơ, xay xát kỹ sẽ đẩy đường máu tăng cao.

Các chế độ ăn lành mạnh đối với hệ tim mạch thường được khuyên dùng cho người tiểu đường vì thừa cân là một yếu tố nguy cơ có tác động tới cả tiểu đường và bệnh tim mạch, cụ thể:

- Cần kiểm soát lượng chất béo bão hòa và chất béo dạng trans.
- Theo dõi lưỡng muối ăn vào.
- Chọn thực phẩm nguyên cám giàu chất xơ, ăn đủ rau quả và trái cây.

Chỉ số đường huyết glycemic index (GI) là một công cụ được dùng để đánh giá tốc độ làm tăng mức đường huyết của thực phẩm. Thực phẩm có GI cao gây tăng nhanh mức đường huyết sau ăn, ngược lại với GI thấp. Và một điều cần lưu ý là thực phẩm có chỉ số GI thấp thường có nhiều chất xơ.

Những điều cần biết về carbohydrate

Carbohydrate (hay tinh bột nói chung) sau khi được tiêu hóa sẽ tạo ra đường đơn. Tinh bột được coi là carbohydrate phức hợp và đường kính được gọi là carbohydrate đơn giản.

Carbohydrate đến từ thực phẩm được xay xát kỹ thì thường không tốt cho sức khỏe, ví dụ cho loại carbohydrate này đến từ cơm gạo xay xát trắng, mỳ ống trắng, bánh mỳ trắng, các loại kẹo và nước ngọt.

Carbohydrate phức hợp ít được xay xát và chế biến công nghiệp hơn, chúng chứa nhiều chất xơ hơn là những loại carbohyrate đơn giảm, ví dụ: gạo lứt, đậu đỗ, rau quả tươi, mỳ ống nguyên cám, bánh mỳ đen, kê, yến mạch nguyên cám.

Carbohydrate đơn giản tiêu hóa nhanh làm đường máu tăng vọt. Các loại carbohydrate phức hợp có nhiều chất xơ thì ngược lại, tiêu hóa chậm ơn nhiều, điều này sẽ giúp chúng ta thấy no lâu hơn, vì tiêu hóa chậm hơn nên đường máu sẽ tăng từ từ.

Người bị tiểu đường type 2 cần có một chế độ ăn để đảm bảo giữ đường huyết ở mức ổn định và an toàn. Hiệp hội tiểu đường Hoa Kỳ khuyến nghị sử dụng các nguồn carbohydrate đến từ các thực phẩm sau:

- Các loại trái cây có chỉ số GI thấp
- Các loại rau
- Sữa ít béo và chế phẩm sữa ít béo
- Thực phẩm nguyên cám và đậu đỗ

Đọc nhãn thực phẩm

Trên nhãn của thực phẩm có chỉ rõ ràng lượng carbohydrate với khối lượng tính bằng gram, nên chúng ta có thể biết được trong mỗi sản phẩm có lượng carbohydrate là bao nhiêu. Tuy nhiên, những loại thực phẩm tươi sống thường không có loại nhãn này, do đó, bạn cần tham khảo ý hướng dẫn của bác sĩ để biết được mình nên lựa chọn những thực phẩm tươi sống nào cho bữa ăn.

Phần lớn những người tiểu đường type 2 thường ăn từ 45-60g carbohydrate mỗi bữa. Khối lượng carbohydrate mỗi bữa sẽ phụ thuộc vào tình trạng hiện tại của người dùng cũng như mức đường máu mục tiêu được bác sĩ yêu cầu để đảm bảo an toàn.

Cách tự lên một chế độ ăn lành mạnh

Mục tiêu là cân bằng lượng carbohydrate ăn vào cùng với việc lựa chọn nguồn protein và chất béo tốt, từ đó hỗ trợ ổn định mức đường máu. Nếu bạn thừa cân, bác sĩ có thể sẽ khuyên giảm mức năng lượng nạp vào để hỗ trợ giảm cân.

Bạn cần ăn các bữa ăn nhẹ trong ngày để giảm đói và kiểm soát lượng ăn trong bữa chính. Thực phẩm nên dùng cho bữa phụ là các loại carbohydrate lành mạnh và có kiểm soát số lượng, giúp bạn giảm cơn đói mà không làm tăng cao mức đường máu.

Ăn nhẹ với các loại hạt là một lựa chọn tốt, lưu ý sử dụng các loại hạt không tẩm ướp, không rang muối vì đó là những nguồn protein tốt. Tạp chí y học Hoa Kỳ (JAMA) gợi ý việc ăn các loại hạt và bơ lạc có khả năng cảm thiện mức đường huyết và giảm nguy cơ phát triển tiểu đường type 2 ở phụ nữ. Tuy nhiên, các loại hạt cũng chứa rất nhiều năng lượng, chính vì vậy đừng ăn thêm quá nhiều các loại hạt mà chỉ sử dụng chúng như một phần của bữa ăn nhẹ trong ngày.

Khi đi mua sắm, hãy ưu tiên lựa chọn những loại thực phẩm sau:

- Dầu olive hoặc quả bơ - nguồn chứa nhiều chất béo lành mạnh
- Các loại thịt nạc như cá, thịt thăn, thịt gia cầm hoặc các loại đậu đỗ
- Đậu đỗ, khoai tây, ngũ cốc nguyên cám là những loại giàu chất xơ
- Sữa tươi và sữa chua ít béo
- Rau quả tươi

Giải mã những “mánh lừa” trên nhãn thực phẩm:

“Nutrition fact” hay “giá trị dinh dưỡng” in trên mỗi thực phẩm đều có ghi rõ số lượng từng loại dinh dưỡng có trong đó và rất dễ hiểu.

Người tiểu đường nên chú ý một số loại dưỡng chất chính như carbohydrate, đường, chất xơ, protein và chất béo. Bạn cần đọc thật kỹ danh sách này vì các nhà sản xuất có một ngàn lẻ một cách để viết sao cho sản phẩm của họ trông có vẻ khỏe mạnh hơn. Các nhà sản xuất thường tách riêng đường và carbohydrate vì chúng ta thường chỉ chú ý đến lượng đường mà không đọc kỹ và chú ý đến tổng lượng carbohydrate. Ngoài ra bạn cũng cần để ý đến thành phần vì có nhiều loại thành phần tạo nên thực phẩm đã có sẵn mức GI cao.

Manitol và sorbitol là một dạng khác của carbohydrate thường có trong những sản phẩm chuyên biệt cho bệnh tiểu đường, chứa 1 nửa lượng carbohydrate và năng lượng so với carbohydrate thông thường.

Áp dụng như thế nào?

Khi mới phát hiện bị tiểu đường, thường bạn sẽ chưa có thói quen tính toán năng lượng nạp vào, hạn chế carbohydrate hoặc đọc nhãn thực phẩm, vì công việc đó trông có vẻ quá là rườm rà, nhưng sớm thôi nó sẽ trở thành bản năng của bạn.

Việc kiểm soát ăn uống dành cho người tiểu đường không hề là một công việc đơn điệu và nhàm chán. Tuy nhiên, hãy học cách làm quen bằng cách mang theo mình một cuốn sổ, hoặc ghi chú vào trong điện thoại bất cứ khi nào bạn ăn hoặc uống bất cứ thứ gì. Dần dần bạn sẽ rèn được thói quen kiểm soát thực phẩm phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn và thậm chí bạn sẽ cảm thấy thích thú và không thể bỏ những thói quen này.

Theo TS.BS Trương Hồng Sơn
Viện Y học ứng dụng Việt Nam

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X