Hotline 24/7
08983-08983

Tiểu đường có dẫn đến giảm trí nhớ không?

Suy giảm trí nhớ do tuổi già khác so với những thay đổi phức tạp của trí nhớ trong bệnh Alzheimer hay những thoái hóa liên quan đến các bệnh mạn tính khác. Những nghiên cứu gần đây cho thấy có mối liên quan mật thiết giữa mức đường huyết cao và bệnh Alzheimer. Những người bị bệnh về chuyển hóa có nguy cơ cao mắc bệnh Alzheimer.

Tiểu đường là bệnh đặc trưng bởi mức đường huyết cao, xảy ra khi cơ thể không thể sản xuất hoặc không đáp ứng với Insulin. Tuyến tụy của bạn sản xuất ra hóc-môn Insulin để điều hòa đường huyết. Khi cơ thểgiảm sản xuất Insulin hoặc kháng lại hóc-môn này nên đường huyết ở mức cao.

- Đái tháo đường typ I: cơ thể có các kháng thể chống lại các tế bào sản xuất ra Insulin của đảo tụy.

- Đái tháo đường typ II: cơ thể sản xuất Insulinnhưng không thể sử dụng, làm tuyến tụy giảmsản xuất Insulin nên không thể điều hòa đường huyếttrong máu. Điều này có thể có những ảnh hưởng lâu dài đối với não.

Giảm trí nhớ là hiện tượng bình thường ở tuổi già nhưng sự suy giảm trí nhớ do tuổi già khác so với những thay đổi phức tạp của trí nhớ trong bệnh Alzheimer hay những thoái hóa liên quan đến các bệnh mạn tính khác.

Quên tên và đặt sai đồ đều có liên quan đến chứng mất trí nhớ ở tuổi già. Những triệu chứng này sẽ không ảnh hưởng đến khả năng sống độc lập của bạn.

Những triệu chứng nặng hơn của giảm trí nhớ bao gồm:


  • Quên những từ thông dụng khi nói
  • Lặp lại những câu hỏi giống nhau
  • Lạc đường khi đang đi bộ hoặc khi đang lái xe
  • Thay đổi tâm trạng thất thường
  • Không thể nhớ đường

Những triệu chứng trên chỉ ra rằng bạn đang bắt đầu bị mất trí nhớ. Nếu bạn có bất cứ triệu chứng nào nêu trên, hãy đến gặp bác sĩ.

Một loại mất trí nhớ hay gặp nhất đó là bệnh Alzheimer. Những người bị bệnh về chuyển hóa có nguy cơ cao mắc bệnh Alzheimer.

Bệnh tiểu đường liên quan đến giảm trí nhớ như thế nào?



Giảm trí nhớ và suy giảm nhận thức chung, đó là hai triệu chứng của bệnh Alzheimer, có thể có liên quan tới bệnh đái tháo đường typ II. Những tổn thương mạch máu thường gặp ở người bị tiểu đườngcó thể dẫn đến các vấn đề về nhận thức và sa sút trí tuệ, thường thấy cùng với các triệu chứng của bệnh Alzheimer.

Kết quả của một nghiên cứu cho thấy bệnh Alzheimer có mối liên quan chặt chẽ với tín hiệu Insulin và chuyển hóa glucose trong não. Não chứa các thụ thể tiếp nhận Insulin, Insulin có ảnh hưởng tới nhận thức và trí nhớ. Khi Insulin trong cơ thể không cân bằng, có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh Alzheimer. Sự mất cân bằng này có thể xảy ra ở người bị đái tháo đường typ II.

Các nhà khoa học cũng tìm thấy những ảnh hưởng của các hội chứng chuyển hóa tới trí nhớ. Bao gồm:

  • Tăng huyết áp
  • Đường máu cao
  • Mức Cholesterol bất thường
  • Tăng lượng mỡ của cơ thể đặc biệt là mỡ bụng

Nghiên cứu cũng chỉ ra mối liên hệ hai chiều: những người có những hội chứng chuyển hóa có nguy cơ cao bị bệnh Alzheimer, những người bị Alzheimer thì thường có mức đường huyết cao và kháng Insulin.

Triển vọng

Khi bác sĩ xác định được nguyên nhân gây mất trí nhởhọ sẽ đưa ra kế hoạch điều trị thích hợp. Có thể cần phảithay đổi lối sống nếu bạn có nguy cơ cao hoặc đã được chẩn đoán đái tháo đường typ II.

Nếu bệnh Alzheimer gây mất trí nhớ của bạn, bác sĩ sẽ khuyến cáo sử dụng các chất ức chế men Cholinesterase để làm chậm tiến triển bệnh cũng như cải thiện các chức năng ở người bị mất trí nhớ. Tùy thuộc vào mức độ tiến triển của bệnh mà bác sỹcó thể chỉ định thêm các thuốc khác.

Phòng bệnh

  • Chế độ ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, ngũ cốc, thịt nạc. Bạn cũng nên hạn chế những thực phẩm giàu chất béo. Chế độ ăn có thể làm giảm nguy cơ các bệnh thoái hóa mạn tính như Alzheimer.
  • Bổ sung acid Omega-3 vào chế độ ăn của bạn giúp tăng cường sức khỏe tim mạch và ngăn ngừa sự suy giảm về nhận thức.
  • Những sản phẩm như sâm và dưa đắng có thể giúp chuyển hóa đường và mỡ.
  • Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các thực phẩm chứng năng.
Theo TS.BS Trương Hồng Sơn - Viện Y học ứng dụng Việt Nam

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X