Hotline 24/7
08983-08983

Tiêu chảy khi điều trị ung thư, có nguy hiểm không?

Tiêu chảy là một tác dụng phụ thường gặp khi bạn tiếp nhận các liệu pháp điều trị ung thư, đặc biệt là hóa trị. Nguyên nhân khiến bạn bị tiêu chảy không chỉ từ tác dụng phụ của phương pháp điều trị mà ngay cả chính bản thân căn bệnh ung thư có thể khiến bạn bị tiêu chảy. Bạn nên tìm hiểu rõ nguyên nhân và triệu chứng bệnh để có thể tìm ra các biện pháp kiểm soát, chữa trị kịp thời.

Tiêu chảy là hiện tượng đi đại tiện thường xuyên, phân lỏng, hoặc chảy nước. Có thể được gây ra bởi hóa trị, xạ trị trong khu vực xương chậu, các bệnh ung thư, hoặc do một số điều kiện khác không phải là ung thư. Ví dụ, nhiều người lớn tuổi có một số mức độ lactose có thể gây đầy bụng và tiêu chảy sau khi ăn hoặc uống sữa và các sản phẩm từ sữa khác.

Các biện pháp giảm tác dụng phụ, cũng được gọi là quản lý triệu chứng, chăm sóc giảm nhẹ, hoặc chăm sóc hỗ trợ, là một phần quan trọng của việc chăm sóc và điều trị ung thư. Nên trao đổi với bác sĩ về bất kỳ triệu chứng tiêu chảy nào hoặc một sự thay đổi trong triệu chứng bệnh của mình. Theo Viện Ung thư Quốc Gia bệnh tiêu chảy có thể được phân theo các giai đoạn sau:

Giai đoạn 1 ít hơn bốn lần một ngày.

Giai đoạn 2 khoảng 4-6 lần một ngày.

Giai đoạn 3 hơn bảy lần một ngày, không kiểm soát.

Giai đoạn 4 là một tình trạng đe dọa tính mạng đòi hỏi phải được chăm sóc đặc biệt.

Tai sao lại xảy ra tiêu chảy?


Điều trị ung thư có thể làm tổn thương niêm mạc ruột. Vì thế làm giảm lượng nước và lượng dinh dưỡng (thức ăn) có thể di chuyển từ ruột vào cơ thể. Lượng nước thừa ở ruột làm cho phân mềm hoặc lỏng như nước (tiêu chảy).

Khi bị tiêu chảy, bạn bị mất nước hoặc chất dịch (chất lỏng) trong cơ thể. Nếu bị tiêu chảy nặng, có thể bị mất rất nhiều chất lỏng. Tình trạng này gọi là cơ thể bị mất nước.

Những biểu hiện cơ thể bị mất nước là:

- Choáng váng hoặc chóng mặt hoặc bị lú lẫn
- Tim đập như trống đánh hoặc quá nhanh
- Nhức đầu nhiều
- Nước tiểu thay đổi, ví dụ bạn không tiểu nhiều như bình thường, hoặc là nước tiểu quá sậm màu.

Tôi có thể dùng thuốc gì?


Có những loại thuốc có thể dùng giúp làm ngưng hoặc giảm bớt tiêu chảy khi điều trị ung thư. Bác sĩ hoặc điều dưỡng sẽ chỉ dẫn về loại thuốc phù hợp và thời điểm bạn phải dùng thuốc khi bị tiêu chảy khi điều trị ung thư. Điều quan trọng là phải hết sức cẩn thận làm đúng theo chỉ dẫn dung thuốc.

Nếu bạn vẫn thường dùng thuốc để đi ngoài được đều thì hãy ngưng thuốc đó khi bắt đầu bị tiêu chảy. Hãy hỏi bác sĩ để biết lúc nào bắt đầu dùng thuốc đó trở lại sau khi đã hết tiêu chảy.


Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Liên lạc với bác sĩ hoặc điều dưỡng của quý vị ngay lập tức nếu có:

- Nhiệt độ cơ thể là 380C hoặc cao hơn
- Tiêu chảy mất kiểm soát ngay cả sau khi đã dùng thuốc chống tiêu chảy.
- Đi ngoài ra máu
- Đau bụng dữ dội và bị chướng bụng đầy hơi
- Tự nhiên nôn ói hoặc mới bị nôn ói
- Biểu hiện cơ thể bị mất nước

Nếu không thể liên lạc được với bác sĩ hoặc điều dưỡng của bạn, hãy tới khoa cấp cứu nơi gần nhất để được giúp đỡ.

Một số loại thuốc có thể gây tiêu chảy rất nặng


Những thuốc này bao gồm:

- Thuốc hóa trị, capecitabine và irinotecan.
- Thuốc điều trị chống ung thư trọng điểm, ipilimumab.

Nếu đang được điều trị bằng một trong những loại thuốc này mà bạn bị tiêu chảy, hãy liên lạc với bác sĩ hoặc điều dưỡng gay lập tức, hoặc tới khoa cấp cứu nơi bệnh viện gần nhất.

Tôi có thể làm gì nữa cho bệnh tiêu chảy?


Uống nhiều nước hàng ngày

- Cố gắng uống khoảng 8 ly chất lỏng cả ngày, như là nước, nước ngọt pha loãng, nước trái cây pha loãng, súp loãng.
- Nếu bị hạn chế chất lỏng hãy kiểm tra với bác sĩ xem quý vị có thể được uống bao nhiêu chất lỏng
- Uống nước sẽ không làm ngưng tiêu chảy nhưng sẽ giúp quý vị bù cho lượng chất lỏng bị mất và phòng tránh những vấn đề xảy ra do cơ thể bị mất nước.

Cố gắng ăn

- Thành nhiều bữa nhỏ - thử ăn thành 5 hoặc 6 bữa nhỏ mỗi ngày, thay cho 3 bữa ăn nhiều.
- Đồ ăn dễ tiêu như là: chuối, trái cây đóng hộp hoặc trái cây hầm, khoai tây luộc bỏ vỏ, cơm và mỳ ống, bánh mỳ trắng, bột mạch nấu nhừ, gà hấp bỏ da, cá trắng, trứng hoặc thạch.

Cố gắng không ăn

- Đồ ăn mỡ béo, chiên rán hoặc có gia vị
- Sữa và sản phẩm từ sữa - loại sữa không có lactose có thể dung được
- Đồ uống có caffeine hoặc cồn
- Trái cây sống, rau, các loại hạt, đậu và các loại ngũ cốc (ví dụ rau bắp cải và súp lơ có thể gây đầy hơi và gây chuột rút (vọp bẻ).

Giới thiệu tới chuyên viên chế độ ăn uống

- Điều quan trọng là phải ăn đủ để cơ thể có năng lượng dù cho bạn đang bị tiêu chảy.
- Yêu cầu bác sĩ hoặc điều dưỡng giới thiệu bạn tới gặp bác sĩ dinh dưỡng nếu thấy khó ăn được như bình thường.

Điều trị ung thư là một quá trình lâu dài và tương đối mệt mỏi, sẽ rất khó khăn và bất tiện cho cả người bệnh và người chăm sóc nếu bệnh nhân bị tiêu chảy trong quá trình trị liệu. Áp dụng những biện pháp trên đây sẽ giúp bạn tránh và chữa khỏi tiêu chảy. Tuy nhiên bạn hãy luôn báo với bác sĩ hoặc các nhân viên y tế ngay khi tình trạng bệnh trở nặng hoặc không thuyên giảm để được tư vấn và điều trị tốt nhất nhé.

AloBacsi (Tổng hợp)
Nguồn: phòng khám Ung Bướu Singapore - Việt Nam

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X