Hotline 24/7
08983-08983

Tia cực tím có ảnh hưởng như thế nào đến mắt của bạn?

Tia cực tím có ảnh hưởng như thế nào đến mắt và tại sao cần phải bảo vệ mắt khi ra đường?

Mắt rất nhạy cảm với mọi sự va chạm, kể cả ánh sáng chiếu vào. Nhìn lâu vào vật quá sáng, mắt sẽ nhanh chóng bị mỏi mệt, cảm giác nhức mắt xuất hiện. Nếu nhìn vào ánh sáng mặt trời thì điều đó càng nguy hiểm hơn.

Tia cực tím (hay còn gọi là tia UV, tia tử ngoại) gây bỏng mắt, ảnh hưởng giác mạc, đục thủy tinh thể… Đặc biệt hiện nay, tia cực tím xuất hiện ngày càng nhiều khiến các bệnh về mắt có nguy cơ tăng cao hơn.

Tia cực tím gây ra những bệnh gì cho mắt

Theo nghiên cứu khoa học, tia cực tím xuất hiện ở ánh nắng mặt trời, nằm ở dải sóng 400-100nm. Đây là loại bước sóng dài hơn tia X-quang (tia xuyên qua cơ thể để chẩn đoán, khám chữa bệnh). Ngày nay, trái đất hứng chịu tia cực tím ngày càng nhiều do tầng ozone bị thủng ngày càng lớn. Do đó, những bệnh tật mà tia cực tím hay còn gọi là tia UV xuất hiện cũng nhiều hơn.

Tác hại đầu tiên của tia cực tím có thể gây bỏng mắt. Nếu đứng ngoài nắng lâu và không có sự bảo hộ bằng kính râm, nón che đầu, chúng ta dễ mắc phải bệnh này. Triệu chứng của bệnh là nóng rát mi mắt, cảm thấy cộm, ngứa, khô mắt và chớp mắt liên tục, phỏng rộp các tế bào loại mô. Hiện tượng này xảy ra nhiều có thể dẫn đến tình trạng mờ, lòa, nặng hơn sẽ bị mù.

Lúc đầu tia cực tím chỉ ảnh hưởng mi mắt, giác mạc. Nếu bị nặng, tia UV sẽ ảnh hưởng thủy tinh thể, dẫn đến tình trạng đục thủy tinh thể. Ngoài ra, việc phá hỏng các tế bào nội mô của võng mạc sẽ dẫn đến việc thoái hóa điểm vàng.

Tổn thương ở mắt có thể là tức thời hoặc lâu dài sau khi hấp thụ tia UV có trong ánh nắng mặt trời. Ở mi mắt, ánh nắng có thể gây nên một số loại u mi, đặc biệt là ung thư mi như ung thư biểu mô tế bào đáy, ung thư biểu mô tế bào vảy và u hắc tố ác tính.

Thông thường, sau khi bị tia cực tím chiếu, từ 6-15 giờ, bệnh nhân có những rối loạn thị giác như giảm thị lực, nhìn thấy quầng bao quanh các nguồn sáng. Sau đó, người bệnh sẽ cảm thấy như có dị vật ở trong mắt, chảy nước mắt, rất sợ ánh sáng. Thông thường, nếu tiến triển tốt, sau 8 giờ, những triệu chứng này sẽ tự khỏi.

Trường hợp cơ thể tiếp xúc với ánh nắng nhiều lần trong thời gian dài, tia cực tím còn có khả năng gây các chứng bệnh về mắt trầm trọng hơn, như suy hoại võng mạc, cườm mắt, lòa thậm chí mù mắt.

Những biện pháp tránh tác hại của tia cực tím với mắt

Biện pháp quan trọng nhất để tránh tác hại của ánh nắng đối với mắt là tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng, tránh thời gian mà lượng tia UV nhiều nhất, như từ 11 giờ sáng đến 4 giờ chiều, hoặc mùa hè…

Nếu bắt buộc phải làm việc dưới nắng, chúng ta phải tìm cách hạn chế nắng xâm nhập vào cơ thể bằng nhiều cách khác nhau như đọi mũ, nón rộng vành, che kín mặt… Chúng ta cần chăm sóc mắt bằng cách đeo kính chống tia cực tím mỗi khi ra đường.

Để chống được tia UV phải là những loại kính tốt, thường có giá thành đắt. Nếu là kính râm thông thường còn có khả năng bị bệnh nặng thêm. Cụ thể, khi đeo kính râm thông thường sẽ làm đồng tử mắt giãn to, trong khi tia tử ngoại từ bên ngoài vẫn đâm xuyên qua bình thường. Kết hợp hai yếu tố này khiến mắt bị bệnh do tia UV gây ra rõ ràng nặng hơn.

Bảo vệ mắt ngay cả khi trời râm hoặc nhiều mây: tia xạ trong ánh sáng mặt trời có thể xuyên qua mây mù, gây hại cho chúng ta quanh năm chứ không phải chỉ riêng ngày hè nắng.

Xem nhật thực bằng kính chuyên dụng chứ tuyệt đối không xem bằng mắt thường.

Sử dụng kính râm chuyên dụng ngăn tia UV (ngăn được cả tia UV A và UV B, kính gắn mác UV400 hoặc 100% UV Protection). Nên mua loại kính có gọng to và sát phía bên để ngăn được những tia sáng đến từ phía bên. Những người mang kính tiếp xúc cũng phải chọn kính tiếp xúc chống tia UV nếu muốn ra ngoài nắng.

Cảnh giác với tia UV đậm độ cao: ở một số khung giờ nhất định trong ngày, bức xạ UV ở mức cao nhất và gây ra nhiều tác hại đối với da. Hạn chế ra ngoài vào khoảng thời gian từ 10 – 16 giờ vì đây là thời gian tia UV hoạt động cao điểm nhất.

Đặc biệt, trẻ em dành nhiều thời gian hoạt động ngoài trời, gần gấp đôi thời gian tiếp xúc với tia UV dẫn đến võng mạc của trẻ dễ bị tổn thương. Giác mạc của trẻ trong hơn người lớn cho phép các tia này đi sâu vào mắt. Do đó hãy đảm bảo việc bảo vệ mắt cho trẻ bởi những kính mát có chất lượng tốt khi trẻ ở ngoài trời. Bên cạnh đó hãy khuyến khích trẻ đội mũ đế giảm bớt sự tiếp xúc với các tia UV.

Cách chọn kính chống tia cực tím như thế nào?

Theo Viện Nhãn khoa Mỹ, màu sắc và độ đậm nhạt của mắt kính râm sẽ không nói lên bất kỳ điều gì về khả năng chống tia UV của kính mà bạn đang sử dụng, cũng không nói lên sự nguy hại hay an toàn của kính đối với mắt. Thậm chí, trong nhiều trường hợp, kính sẫm màu quá còn hại mắt hơn.

Có ba tiêu chuẩn cơ bản nhất để xác định khả năng ngăn tia UV của kính râm. Những kính có ghi là Cosmetic Use thì không theo tiêu chuẩn nào cả. Theo Australia thì ký hiệu là AS 1067. Kính được chia làm 5 hạng, từ 0 đến 4, phụ thuộc vào lượng ánh sáng kính hấp thụ. Hạng 4 có mức độ bảo vệ tốt nhất và giảm dần xuống hạng 0.

Tiêu chuẩn của Mỹ là ANSI Z80.3 (kèm theo năm đưa ra những thông số này, chẳng hạn như Z80.3-2008). Mắt kính cần có khả năng giữ cho tia UVB đi qua không quá 1% và tia UVA đi qua không quá 0,5 lần so với mức đi qua của ánh sáng nhìn thấy.

Tiêu chuẩn châu Âu là EN 1836: (kèm theo năm đưa ra thông số, chẳng hạn EN 1836:2005). Theo loại tiêu chuẩn này, hạng 0 là kính không ngăn được UV, hạng 1 là đủ, hạng 2 là ngăn tốt, và cao nhất là hạng 3, có thể ngăn được hoàn toàn.

Cách xác định lượng tia cực tím

Thời gian trong ngày: Tia UV mạnh nhất vào buổi trưa (khi mặt trời mọc cao nhất trên bầu trời) và yếu hơn vào buổi sáng sớm và chiều tối.

Mùa: Tia UV mạnh nhất vào mùa hè (tháng 5-8), yếu hơn vào mùa xuân, thu và yếu nhất vào mùa đông.

Lượng mây che phủ: Đám mây dày chắn tia UV. Khi mây mỏng dễ dàng để phần lớn tia UV đi qua. Mây càng sậm màu, thì UV càng ít. Cẩn thận khi ở dưới đám mây mỏng – tuy các đám mây mỏng không gây ra cảm giác nóng, nhưng chúng ta vẫn bị cháy nắng vì chúng không chặn được tia UV.

Bề mặt bạn đang đứng: Bạn hấp thụ nhiều tia UV trên cát, nước hoặc bê tông, do những bề mặt này phản xạ tia nắng mặt trời lên da bạn, như một tấm gương. Bề mặt càng sáng thì càng nhiều tia UV bị phản xạ lại càng nhiều .

Độ cao: Bạn hấp thụ nhiều UV khi bạn ở trên núi hơn ở độ cao thấp hơn, do không khí trong và mỏng hơn.

Bạn ở dưới ánh nắng mặt trời bao lâu: Bạn càng ở ngoài nắng lâu, bạn càng hấp thụ nhiều tia UV…

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X