Hotline 24/7
08983-08983

Tỉ lệ tai biến sau tiêm chủng của Việt Nam như thế nào so với tiêu chuẩn thế giới?

Cả nước đã phát hiện 4.114 trường hợp phản ứng thông thường và 30 trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo thống kê của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), trong số hàng triệu trẻ được tiêm phòng trong 6 tháng đầu năm 2018, cả nước đã phát hiện 4.114 trường hợp phản ứng thông thường và 30 trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng.

Về phản ứng thông thường sau tiêm chủng, các cơ sở y tế đã ghi nhận các biểu hiện phản ứng tại chỗ như sưng, nóng, đỏ đau tại vị trí tiêm, sốt. Những trường hợp trên thuộc cả chương trình tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng dịch vụ. Về 30 trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng, có 27 trường hợp tai biến nặng sau khi tiêm các vaccine trong tiêm chủng mở rộng và 3 trường hợp tai biến nặng sau tiêm các vaccine dịch vụ.

Phân tích của Cục Y tế dự phòng cho thấy: các trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng các vaccine trong TCMR được ghi nhận tại 12 tỉnh, thành phố bao gồm Ninh Bình (1 trường hợp), Phú Thọ (7 trường hợp), Bắc Giang (3 trường hợp), Thanh Hóa (5 trường hợp), Hà Nội (2 trường hợp) và Hải Dương (1 trường hợp), Sơn La (1 trường hợp), Đắc Lắc (1 trường hợp), Bình Định (1 trường hợp), Hậu Giang (1 trường hợp), Cần Thơ (1 trường hợp) và Bà Rịa - Vũng Tàu (3 trường hợp). Trong số này có 25 trường hợp hồi phục và 2 trường hợp tử vong.

Cũng theo Cục Y tế dự phòng, các tai biến nặng sau tiêm chủng do các loại vaccine: Quinvaxem-OPV, Quinvaxem-OPV-Rotarix, viêm gan B, viêm gan B – BCG, uốn ván. Trong 30 trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng có 18 trường hợp tai biến nặng sau tiêm vaccine Quinvaxem, gồm 17 trường hợp sau tiêm vaccine Quinvaxem - OPV và 1 trường hợp sau tiêm vaccine Quinvaxem - OPV – Rotarix, trên tổng số 2.551.051 liều vaccine Quinvaxem, 3.615.000 liều vaccine OPV và 6.802 liều vaccine Rotarix đã sử dụng. Tỷ lệ phản vệ sau tiêm vaccine Quinvaxem là thấp hơn so với thống kê của Tổ chức Y tế thế giới.

7 trường hợp tai biến nặng sau tiêm vaccine VGB và 1 trường hợp tai biến nặng sau tiêm vaccine BCG ( 6 trường hợp sau tiêm VGB, 1 trường hợp sau tiêm VGB-BCG, 1 trường hợp sau tiêm BCG) trên tổng số 687.545 liều vaccine VGB và 1.403.000 liều virus BCG đã sử dụng.

Nguyên nhân dẫn đến các trường hợp tai biến gồm: 24 trường hợp do trùng hợp ngẫu nhiên với bệnh lý của trẻ, 21 trường hợp phản vệ/phản ứng quá mẫn sau tiêm chủng và 5 trường hợp phản ứng sau tiêm chủng không rõ nguyên nhân. Các trường hợp tai biến nặng đều được tiêm chủng theo đúng quy trình.

Bộ Y tế vẫn luôn khuyến cáo, tiêm phòng cho trẻ vẫn là biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất. Tuy nhiên, khá nhiều phụ huynh sợ tiêm phòng cho con sẽ gây phản ứng, đặc biệt là khi một vài ca biến chứng không mong muốn sau khi trẻ tiêm chủng đã xảy ra trong thời gian qua. Nỗi sợ hãi này của bố mẹ có thể dẫn đến trẻ không được tiêm đầy đủ các mũi tiêm phòng, dẫn đến nguy cơ bùng phát các dịch bệnh.

Theo VTV

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X