Hotline 24/7
08983-08983

Thường xuyên khát nước mặc dù bổ sung rất nhiều, liệu em có bị tiểu đường thai kỳ?

Câu hỏi

Em chào BS, Hiện tại em đang mang thai 10 tuần và thấy lúc nào cũng khát nước trong khi em uống rất nhiều nước. Em cũng đã nhịn ăn, ra hiệu thuốc thử tiểu đường bằng bút bấm đầu ngón tay thì là 4,7mol. Lúc 9 tuần em có đi siêu âm thai BS bảo thai em hơi thiếu một chút nước ối so với tuổi thai, nhưng em uống rất nhiều nước mà sao lại bị thiếu nước ối ạ? Con đầu em sinh năm 2015, thời kì mang thai em bị đái tháo đường thai nghén và sau sinh em thử tiểu đường thì về lại bình thường. Năm 2017 em có mang bầu tháng 9 thì bị sẩy bé. Sau hai tháng em có bầu, trong thời gian hai tháng chưa có bầu em có uống thuốc giảm cân, không biết em mang bầu bé thứ ba này do tác dụng phụ sau thuốc giảm cân không ạ? Mong BS trả lời sớm, em cám ơn BS ạ.

Trả lời
Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Đái tháo đường thai kỳ. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Bạn đã từng bị tiểu đường thai kỳ và hư thai, nay có thai lại bạn có nguy cơ cao đái tháo đường thai kỳ. Đặc biệt, bạn có triệu chứng khát nước, là biểu hiện của tiểu đường thai kỳ.

Bạn nên làm xét nghiệm test dung nạp 75 gram glucose càng sớm càng tốt để chẩn đoán tiểu đường thai kỳ. Nếu tiểu đường thai kỳ phát hiện sớm, theo dõi và điều trị tốt thì không ảnh hưởng đến sức khỏe cho cả mẹ và con.

Riêng thuốc giảm cân có rất nhiều loại, chủ yếu là làm giảm hấp thu mỡ, tăng chuyển hóa, gây chán ăn, xổ ruột… ảnh hưởng tùy loại sử dụng, nhưng nói chung ảnh hưởng đối với thai nhi không lớn.

Nếu bạn đã ngừng thuốc trước khi có thai thì không có gì phải lo lắng. Ban nên khám thai định kỳ, hạn chế chất bột đường, trái cây ngọt.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Đái tháo đường thai kỳ là bệnh tiểu đường phát triển trong quá trình mang thai ở khoảng tuần thứ 24. Bệnh ảnh hưởng đến khả năng sử dụng đường (glucose) của các tế bào trong cơ thể và là nguyên nhân gây ra lượng đường cao trong máu, điều này không tốt cho cả mẹ bầu và thai nhi. Lượng đường máu sẽ trở lại bình thường sau khi sinh. Tuy nhiên, nếu đã bị bệnh đái tháo đường thai kỳ, bạn sẽ có nguy cơ mắc đái tháo đường tuýp 2. Vì vậy, bạn cần phải tiếp tục điều trị với bác sĩ để theo dõi và quản lí lượng đường trong máu. Nếu đang mắc đái tháo đường tuýp 1 hoặc 2 nhưng muốn có con, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi mang bầu. Nếu bạn không điều trị hay kiểm soát bệnh đái tháo đường sẽ gây nguy hại đến thai nhi.

Đ
ái tháo đường thai kì là một trong những biến chứng phổ biến nhất khi mang thai, tác động đến 1/10 mẹ bầu và thường gặp nhiều hơn ở những người béo phì. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

- Ăn uống lành mạnh: chọn những thực phẩm giàu chất xơ và ít chất béo, calo. Ngoài ra, bạn cần tập trung ăn các loại hoa quả, rau xanh và ngũ cốc. Chú ý đến sự đa dạng của thức ăn để giúp bạn đạt được mục tiêu của mình nhưng không ảnh hưởng đến hương vị và dinh dưỡng bữa ăn. Bạn cũng cần chú ý đến quy mô bữa ăn;
- Luôn luôn vận động: đi bộ hàng ngày, đạp xe, bơi lội 30 phút mỗi ngày. Nếu không thể luyện tập trong 30 phút, bạn có thể lựa chọn các khoảng thời gian ngắn hơn;
- Giảm cân trước khi mang thai: giảm cân trước khi mang thai giúp cho quá trình thai kỳ khỏe mạnh. Bạn cần tự động viên bản thân bằng những lợi ích lâu dài khi giảm cân, chẳng hạn như có trái tim khỏe mạnh, nhiều năng lượng hơn và tự tin vào bản thân.


Tìm câu hỏi dịch vụ y

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X