Hotline 24/7
08983-08983

Thường xuyên chóng mặt, buồn nôn, da vàng xanh tái... biểu hiện bệnh gì?

Câu hỏi

Tôi năm nay 27 tuổi sinh 1 cậu con trai nay đã 9 tuổi. Nhưng gần 7 tháng về đây tôi thường xuyên chóng mặt, đôi lúc buồn nôn, da vàng xanh tái, mạch máu nổi lên gân xanh rất to, mệt mỏi không muốn làm gì; hay nổi cáu, nhiều lúc như bốc hỏa trong người. Xin hỏi bác sĩ tôi có nguy cơ mắc bệnh gì?

Trả lời
Triệu chứng chóng mặt. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Triệu chứng chóng mặt. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Những triệu chứng bạn mô tả chưa đủ để xác định chẩn đoán, triệu chứng chóng mặt, buồn nôn, da xanh niêm nhạt có thể gặp ở người thiếu máu nhưng cần làm rõ nguyên nhân. Vàng da lại do một số nguyên nhân khác nữa như do bệnh lý của hệ gan mật, bệnh của hồng cầu, bệnh lý miễn dịch… Khi mắc bệnh, cơ thể mệt mỏi đều có thể ảnh hưởng đến tâm lý, dễ kích động và bực bội.

Do đó bạn nên tới bệnh viện đa khoa gần nhất để bác sĩ thăm khám tổng quát, làm xét nghiệm kiểm tra sức khoẻ tổng thể và giải đáp cụ thể hơn cho bạn nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Chóng mặt không phải là bệnh mà là triệu chứng của nhiều bệnh khác nhau. Chóng mặt thường được mô tả là cảm giác choáng váng, mọi vật xung quanh quay vòng, hoặc chính bản thân người bệnh quay vòng, đồng thời kèm theo cảm giác mất cân bằng.

Chóng mặt có thể được điều trị hiệu quả tùy thuộc vào nguyên nhân, nhưng vấn đề là triệu chứng này có thể tái phát. Trong hầu hết các trường hợp, chóng mặt không mang tính nghiêm trọng và thường sẽ hết nếu căn nguyên được chữa khỏi. Tuy nhiên, nếu chóng mặt ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bạn, bạn có thể uống một số loại thuốc để làm giảm chóng mặt.

Các cơn chóng mặt thường có thể tự hết mà không cần điều trị. Nếu  cần thiết, điều trị sẽ dựa trên nguyên nhân gây ra chóng mặt và các triệu chứng. Điều trị có thể bao gồm:

- Thuốc men:

+ Các loại thuốc giảm chóng mặt như thuốc kháng histamine thuốc kháng cholinergic, các miếng dán chứa scopolamine;
+ Thuốc chống buồn nôn;
+ Thuốc chống lo âu như diazepam (Valium), alprazolam (Xanax);
+ Thuốc ngừa cơn đau nửa đầu.

- Bài tập cân bằng: Đây là các bài tập giúp não bộ của bạn thích nghi với những chuyển động.

- Phẫu thuật hoặc các thủ thuật khác:

+ Tiêm gentamicin (kháng sinh) vào bộ phận tai trong để vô hiệu hóa chức năng thăng băng, nhằm giảm bớt chóng mặt;
+ Loại bỏ vùng nhận cảm ở tai trong (vùng chịu trách nhiệm cảm nhận thăng bằng).

Bạn sẽ có thể kiểm soát chóng mặt nếu áp dụng các biện pháp sau:

- Bạn có thể sẽ bị mất khả năng thăng bằng, vì vậy hãy cẩn thận khi đi lại;
- Tránh thay đổi tư thế quá đột ngột, nếu triệu chứng quá nặng bạn có thể chống gậy để hỗ trợ;
- Tránh đặt những đồ vật dễ gây vấp ngã trong nhà;
- Khi cảm thấy chóng mặt, bạn hãy ngồi xuống hoặc nằm xuống ngay lập tức;
- Tránh lái xe hoặc vận hành máy móc nếu bạn thường xuyên bị chóng mặt;
- Tránh uống cà phê, rượu, tránh ăn nhiều muối và tránh hút thuốc lá;
- Uống đủ nước, thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, ngủ đủ giấc và tránh để bị stress;
- Tìm hiểu về các tác dụng phụ của loại thuốc bạn đang uống;
- Nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát và uống đủ nước, nếu có thể bạn nên uống loại nước cung cấp chất điện giải.

Chóng mặt với nguyên nhân cụ thể sẽ có thể được điều trị khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu như nguyên nhân gây ra chóng mặt là do rối loạn tiền đình (chóng mặt kịch phát lành tính) thì bạn có thể bị tái diễn bệnh. Một số biện pháp hỗ trợ điều trị chóng mặt do nguyên nhân này như các bài tập thích nghi tiền đình, thuốc hỗ trợ phục hồi tiền đình. Khi cơn chóng mặt xảy ra, bạn nên nằm nghỉ ở tư thế thoải mái nhất, tránh đi lại vì có thể dẫn đến té ngã. Khi bệnh tái phát, cơn chóng mặt có thể tự hết sau vài ngày. Thuốc có thể làm bệnh cải thiện nhanh hơn. Các phương pháp như sống lành mạnh, tập thể thao và hạn chế căng thẳng có thể phần nào giúp giảm tần suất tái phát bệnh.



Tìm câu hỏi dịch vụ y

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X