Hotline 24/7
08983-08983

Thường thấy khát nước khi ở cữ có bình thường không?

Mẹ sau sinh thường xuyên khát nước khi ở cữ. Điều này có bình thường không và làm sao bổ sung nước đúng cách?

Vì sao mẹ thường cảm thấy khát nước trong thời gian ở cữ?

Theo các chuyên gia sức khỏe sinh sản, tình trạng khát nước khi ở cữ và trong thời gian cho con bú ở phụ nữ là hiện tượng phổ biến và bình thường. Chỉ cần trong sinh hoạt và ăn uống hằng ngày, mẹ cố gắng đảm bảo chế độ cân bằng, khoa học thì vấn đề khát nước sẽ giảm đi, không cần quá lo lắng.

Trong quá trình sinh nở, cơ thể người mẹ sẽ bị “thất thoát” một lượng lớn dịch thể, bao gồm như mồ hôi, máu huyết và cả dịch tiết nước bọt v.v… Sau khi sinh, mẹ cũng dễ bị đổ nhiều mồ hôi nên càng khiến lượng nước trong cơ thể mất đi nhiều hơn. Tất cả trạng thái này sẽ thông qua thần kinh trung khu truyền đến não bộ, sinh ra cảm giác khát nước.

Không những vậy, quá trình cho con bú sẽ giải phóng một lượng lớn horomone, đây cũng là nhân tố khiến mẹ cảm thấy khô miệng thường xuyên. Tuy nhiên, nếu tình trạng này quá nghiêm trọng đến mức khó chịu, đồng thời cân nặng của mẹ giảm xuống thì cần thận trọng vì có thể là tín hiệu của bệnh tiểu đường, bệnh cường giáp.

Rất nhiều sản phụ sau khi sinh do đường huyết tăng cao, lượng nước tiểu cũng nhiều hơn nên dù uống thật nhiều nước vẫn cảm thấy khát. Sinh hoạt hằng ngày xuất hiện tình trạng ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều nhưng thể trọng vẫn giảm. Đây chính là biểu hiện của chứng tiểu đường sau sinh.

Đối với người bị bệnh cường giáp cũng thường xuyên khát nước, nhanh mệt, cơ bắp không có sức, tim bồn chồn, dễ nổi nóng v.v… Khi mẹ có những biểu hiện này trong thời gian ở cữ thì nên nhanh chóng đến bệnh viện kiểm tra, kịp thời xử lý.

Làm sao để bổ sung nước khoa học cho mẹ sau sinh?

Thông thường, nước uống ở nơi công cộng hoặc bệnh viện dù là nước đun sôi hay nước nóng từ bình cũng không đảm bảo đã được nấu sôi đúng nhiệt độ cần thiết.

Do đó, đa số nước uống ở những nơi này đều có tính hàn, sản phụ nên tránh sử dụng quá nhiều. Tốt nhất người thân nên cố gắng tự đun sôi và để nguội. Mỗi khi cảm thấy khô miệng, mẹ có thể uống một ít nước ấm này.

Rất nhiều sản phụ sau khi sinh do đường huyết tăng cao, lượng nước tiểu cũng nhiều hơn nên dù uống thật nhiều nước vẫn cảm thấy khát. Sinh hoạt hằng ngày xuất hiện tình trạng ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều nhưng thể trọng vẫn giảm. Đây chính là biểu hiện của chứng tiểu đường sau sinh.

Đối với người bị bệnh cường giáp cũng thường xuyên khát nước, nhanh mệt, cơ bắp không có sức, tim bồn chồn, dễ nổi nóng v.v… Khi mẹ có những biểu hiện này trong thời gian ở cữ thì nên nhanh chóng đến bệnh viện kiểm tra, kịp thời xử lý.

Ảnh minh họa - Nguồn: Internet

Làm sao để bổ sung nước khoa học cho mẹ sau sinh?

Thông thường, nước uống ở nơi công cộng hoặc bệnh viện dù là nước đun sôi hay nước nóng từ bình cũng không đảm bảo đã được nấu sôi đúng nhiệt độ cần thiết.

Do đó, đa số nước uống ở những nơi này đều có tính hàn, sản phụ nên tránh sử dụng quá nhiều. Tốt nhất người thân nên cố gắng tự đun sôi và để nguội. Mỗi khi cảm thấy khô miệng, mẹ có thể uống một ít nước ấm này.

hông ít mẹ được khuyến cáo rằng khi vừa mới sinh con không nên uống nhiều nước, điều này thật sự khó chịu.

Vì vậy, mẹ có thể dùng những thực phẩm khác (canh, súp, sữa...) để bổ sung thêm lượng nước cho cơ thể. Quan trọng vẫn là chế độ ăn uống khoa học, vừa đủ lượng và chất để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng và cung cấp đủ nước cho cơ thể người mẹ.

Trái cây cũng giúp bổ sung nước trong thời gian ở cữ

Trái cây có thành phần nước khá tốt và “lành tính”. Tuy nhiên đối với phụ nữ vừa sinh con, cần tìm hiểu thuộc tính của mỗi loại quả, đặc biệt mẹ không nên ăn nhiều trái cây có tính hàn để tránh ảnh hưởng tỳ vị đang còn yếu.

Trái cây cho mẹ sau sinh cũng không nên ướp lạnh, thậm chí nên dùng nước sôi “chần” qua rồi hãy ăn. Mẹ có thể ăn trái cây giữa hai bữa ăn chính, vừa bổ sung nước vừa không gây gánh nặng cho dạ dày, đường ruột.

Một số loại trái cây có tính ấm và trung tính rất thích hợp cho mẹ khi ở cữ tiêu biểu như táo, nho, chuối, kiwi, đu đủ. Tuy nhiên, dù ăn loại quả gì, mẹ cũng không nên ăn quá nhiều, mỗi ngày nên ăn một loại quả với số lượng ít và thay đổi thường xuyên để đa dạng dưỡng chất.

Theo Phụ Nữ Sức Khỏe

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X