Hotline 24/7
08983-08983

Thuốc thoa môi Tetracyclin1% và Acyclovir có ảnh hưởng sữa mẹ?

Câu hỏi

Bác sĩ cho em hỏi, Con em được gần 4 tháng, em có đi phun mày và môi, chỗ đó cho em tuýp thuốc Tetracyclin1% và tuýp Acyclovir dạng thoa lên môi, nhưng em nghe nói Tetracyclin làm vàng răng vĩnh viễn và Acyclovir ảnh hưởng lympho máu. Em sợ buổi tối ngủ không biết có vô tình nuốt phải thuốc không, sáng em hút sữa mẹ cho con bú. Em xin hỏi bác sĩ như vậy con em có bị tác dụng phụ không ạ?

Trả lời
Thuốc thoa môi. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Thuốc thoa môi. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Các thuốc em được kê toa là thuốc bôi tại chỗ, ít thấm vào máu và ít khi gây tác hại cho các cơ quan khác trong cơ thể. Do đó em có thể sử dụng với liều lượng vừa phải không vấn đề gì. Nếu sợ nuốt phải thuốc em nên tránh vùng môi ra em nhé.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Thuốc acyclovir được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng do một số loại virus gây ra. Thuốc trị các vết loét xung quanh miệng (gây ra bởi herpes simplex), bệnh zona (gây ra bởi Zona zoster), và thủy đậu.

Loại thuốc này cũng được sử dụng để điều trị đợt bùng phát herpes sinh dục. Ở những người tái phát thường xuyên, thuốc acyclovir  được dùng để giúp giảm số lượng các đợt tái phát.

Thuốc acyclovir là một thuốc kháng virus. Tuy nhiên, nó không chữa khỏi các bệnh nhiễm trùng. Các virus gây ra các bệnh nhiễm trùng tiếp tục sống trong cơ thể thậm chí giữa các đợt bùng phát.

Thuốc acyclovir  làm giảm mức độ nghiêm trọng và thời gian của những đợt bùng phát. Nó giúp các vết loét lành nhanh hơn, giữ cho vết loét mới không lớn, và làm giảm đau/ngứa. Thuốc này cũng có thể giúp giảm đau sau khi các vết loét lành. Ngoài ra, ở những người có hệ miễn dịch yếu, thuốc acyclovir  có thể làm giảm nguy cơ virus lây lan đến các bộ phận khác của cơ thể và gây nhiễm trùng nghiêm trọng.

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ. Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), thuốc này thuộc nhóm thuốc B đối với thai kỳ. Bạn có thể tham khảo bảng phân loại thuốc dùng cho phụ nữ có thai dưới đây:

    A= Không có nguy cơ;
    B = Không có nguy cơ trong vài nghiên cứu;
    C = Có thể có nguy cơ;
    D = Có bằng chứng về nguy cơ;
    X = Chống chỉ định;
    N = Vẫn chưa biết.

Đi cấp cứu nếu bạn gặp phải bất kì dấu hiệu dị ứng nào sau đây:

- Phát ban;
- Khó thở;
- Sưng mặt, môi, lưỡi, hoặc họng.

Gọi cho bác sĩ ngay nếu bạn có bất cứ tác dụng phụ nghiêm trọng nào sau:

- Đau phía dưới lưng;
- Đi tiểu ít hơn bình thường hoặc không tiểu được;
- Dễ bị bầm tím hoặc chảy máu;
- Yếu bất thường.

Các tác dụng phụ ít nghiêm trọng hơn bao gồm:

- Buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, chán ăn, đau bụng;
- Đau đầu, cảm giác mê sảng;
- Phù bàn tay hoặc bàn chân.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X