Hotline 24/7
08983-08983

Thuốc hạ sốt Fahado có thể gây hoại tử da nhiễm độc

Theo cảnh báo đặc biệt khi sử dụng thuốc hạ sốt Fahado (Paracetamol 500mg) có thể gây hội chứng gây hoại tử da nhiễm độc, hội chứng Steven-Johnson.

Thuốc Fahado (Paracetamol 500mg) được chỉ định điều trị cảm cúm, sốt, nhức đầu, đau cơ và gân, đau do chấn thương. Các chứng sốt nhất là khi có nhiễm khuẩn ở tai-mũi họng, phế quản, phổi và niệu đạo. Sốt do tiêm chủng vaccin, say nắng, các chứng sốt có phát ban và bệnh truyền nhiễm ở trẻ em.

Thuốc chống chỉ định với các trường hợp mẫn cảm với thành phần của thuốc. Người suy gan nặng, suy thận. Người bệnh nhiều lần thiếu máu hoặc có bệnh tim, phổi, người thiếu hụt glucose-6-phosphat dehydrogenase.

Thuốc hạ sốt Fahado có thể gây tác dụng phụ hoại tử da nhiễm độc Thuốc Fahado (Paracetamol 500mg) có nhiều tác dụng phụ đáng sợ. 

Thuốc có thành phần chính là Paracetamol. Paracetamol là chất chuyển hoá có hoạt tính của phenacetin, là thuốc giảm đau hạ sốt hữu hiệu có thể thay thế aspirin, tuy vậy, khác với aspirin, paracetamol không có hiệu quả điều trị viêm. Với liều ngang nhau tính theo gam, paracetamol có tác dụng giảm đau và hạ sốt tương tự như aspirin.

Paracetamol làm giảm thân nhiệt ở người bệnh sốt, nhưng hiếm khi làm giảm thân nhiệt ở người bình thường. Thuốc tác động lên vùng dưới đồi gây hạ nhiệt, toả nhiệt tăng do giãn mạch và tăng lưu lượng máu ngoại biên. 

Paracetamol với liều điều trị ít tác động đến hệ tim mạch và hô hấp, không làm thay đổi cân bằng acid - base, không gây kích ứng, xước hoặc chảy máu dạ dày như khi dùng salicylat, vì paracetamol không tác dụng trên cyclooxygenase toàn thân, chỉ tác động đến cyclooxygenase/prostaglandin của hệ thần kinh trung ương. Paracetamol không có tác dụng trên tiểu cầu hoặc thời gian chảy máu. Paracetamol không có tác dụng trên tiểu cầu hoặc thời gian chảy máu. 

Mặc dù vậy, thuốc Fahado (Paracetamol 500mg) lại có nhiều tác dụng phụ đáng sợ. Theo tờ hướng dẫn sử dụng trong hộp thuốc của nhà sản xuất là Công ty CP. Dược phẩm Hà Tây, thuốc không sử dụng rượu trong thời gian uống thuốc.

Bác sĩ cần cảnh báo bệnh nhân về các dấu hiệu của phản ứng phụ trên da, mặc dù tỷ lệ mắc không cao nhưng nghiêm trọng hoặc đe dọa tính mạng. Các hội chứng gồm: hội chứng Steven-Johnson, hội chứng hoại tử da nhiễm độc, hội chứng Lyell, hội chứng ngoại ban mủ toàn thân cấp tính.

Cụ thể, triệu chứng của hội chứng Steven-Johnson là dị ứng thuốc thể bọng nước, bọng nước khu trú ở quang các hốc tự nhiên: mắt mũi, miệng, tai, bộ phận sinh dục, hậu môn. Ngoài ra, có thể kèm theo sốt cao, viêm phổi, rối loạn chức năng thận. Chẩn đoán hội chứng này khi có ít nhất 2 hốc tự nhiên bị tổn thương.

Đối với hội chứng hoại tử da nhiễm độc là thể dị ứng thuốc nặng nhất gồm: Các tổn thương đa dạng ở da: ban dạng sởi, ban dạng tinh hồng nhiệt, hồng ban hoặc các bọng nước bùng nhùng, các tổn thương nhanh chóng lan tỏa khắp người; Tổn thương niêm mạc mắt: viêm giác mạc, viêm kết mạc mủ loét giác mạc; Tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa: viêm miệng, trợt niêm mạc miệng, loét hầu, họng thực quản, dạ dày, ruột; Tổn thương niêm mạc đường sinh dục, tiết niệu. Ngoài ta còn có các triệu chứng toàn thân trầm trọng như sốt xuất huyết đường tiêu hóa, viêm phổi, viêm cầu thận viêm gan... tỷ lệ tử vong cao 15-30%.

Hội chứng ban mủ toàn thân cấp tính: Mụn mủ vô trùng nhỏ phát sinh trên nền hồng ban lan rộng. Tổi thương thường xuất hiện ở các nếp gấp như nách, bẹn và mặt sau đó có thể lan rộng toàn thân. Triệu chứng toàn thân thường là có sốt, xét nghiệm máu bạch cầu múi trung tính tăng cao.

Nhà sản xuất khuyến cáo khi phát hiện những dấu hiệu phát ban trên da đầu tiều hoặc bất kỳ dấu hiệu phản ứng quá mẫn cảm nào khác, bệnh nhân cần ngưng sử dụng thuốc. Người đã từng bị các phản ứng trên da nghiêm trọng do paracetamol gây ra thì không được dùng thuốc trở lại và khi đén khám chữa bệnh cần phải thông báo cho nhân viên y tế biết về vấn đề này.

Trong trường hợp sử dụng quá liều sẽ gây buồn nôn, nôn và đau bụng thường xảy ra trong vòng 2 - 3 giờ sau khi uống liều độc của thuốc. Methemoglobin máu, dẫn đến chứng xanh tím da, niêm mạc và móng tay là một dấu hiệu đặc trưng nhiễm độc cấp tính dẫn chất p - aminophenol, một lượng nhỏ sulfhemoglobin cũng có thể được sản sinh. Trẻ em có khuynh hướng tạo methemoglobin dễ hơn người lớn sau khi uống paracetamol. 

Khi bị ngộ độc nặng, ban đầu có thể kích thích hệ thần kinh trung ương, kích động và mê sảng. Tiếp theo có thể là ức chế hệ thần kinh trung ương, sững sờ, hạ thân nhiệt, mệt lả, thở nhanh, nông, mạch nhanh, yếu, không đều, huyết áp thấp và suy tuần hoàn.

Truỵ mạch do giảm oxy huyết tương đối và do tác dụng ức chế trung tâm,tác dụng này chỉ xảy ra với liều rất lớn. Sốc có thể xảy ra nếu giãn mạch nhiều. Cơn co giật ngẹt thở gây tử vong có thể xảy ra. Thường hôn mê xảy ra trước khi chết đột ngột hoặc sau vài ngày hôn mê. 

Khi nhiễm độc nặng điều quan trọng trong điều trị quá liều là điều trị hỗ trợ tích cực. Cần rửa dạ dày trong mọi trường hợp, tốt nhất trong vòng 4 giờ sau khi uống. Liệu pháp giải độc chính là dùng những hợp chất sulfhydryl, có lẽ tác động một phần do bổ sung dự trữ glutathion ở gan.

N - acetylcystein có tác dụng khi uống hoặc tiêm tĩnh mạch. Phải cho thuốc ngay lập tức nếu chưa đến 36 giờ kể từ khi uống paracetamol. Ngoài ra có thể dùng than hoạt hoặc thuốc tẩy muối, hoặc nước chè đặc để làm giảm hấp thu paracetamol.

Theo Ninh Lan - Chất lượng Việt Nam

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X