Hotline 24/7
08983-08983

Thuốc giảm đau không "dễ nuốt"

Bài viết không cung cấp các lời khuyên, chẩn đoán, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh. Nôi dung chỉ có tính chất tham khảo, thuận tiện cho việc tra cứu và không thay thế cho việc chẩn đoán, các phương pháp điều trị y khoa. Thảo luận với bác sĩ để được hướng dẫn điều trị và dùng thuốc an toàn.
Có rất nhiều loại thuốc giảm đau không cần toa bác sĩ được bán rộng rãi ở nhà thuốc, siêu thị, tiệm tạp hóa... Tuy nhiên, thuốc giảm đau không phải là thứ... dễ nuốt. Một cuộc nghiên cứu tại ĐH Liverpool (Anh) được đăng trên tạp chí British Medical Journal gần đây cho thấy hàng ngàn bệnh nhân đã chết mỗi năm do những phản ứng bất lợi của thuốc vốn được sử dụng để chặn những cơn đau thông thường.

Hàng ngàn người chết mỗi năm

Những chất phổ biến nhất được "chỉ mặt điểm tên" gồm đại gia đình giảm đau, kháng viêm không steroid (NSAIDs), trong đó nổi tiếng nhất là aspirin vốn được sử dụng liều thấp hằng ngày để điều trị những bệnh về tim mạch, giảm đau.

Thuốc giảm đau (analgesics) là những dược phẩm có tác dụng làm dịu hoặc chặn đứng cơn đau. Những loại thuốc giảm đau vừa phải như aspirin, paracetamol (ở Mỹ paracetamol được gọi là acetaminophen) được sử dụng trong những trường hợp đau đầu, đau răng, đau khớp.

Những loại thuốc "nặng đô" hơn bao gồm các loại thuốc giảm đau narcotic (hoặc opioids) như morphine, pethidine. Những loại thuốc này rất dễ gây nghiện và lạm dụng nên chỉ được sử dụng khi có sự giám sát của bác sĩ.

Riêng những loại thuốc giảm đau thông thường là thuốc kháng viêm giảm đau không steroid (NSAIDs) có thể coi là hữu hiệu nhất thể hiện chức năng "2 trong 1". Đó là kháng viêm và giảm đau. NSAIDs là những thuốc thông thường dùng trong các trường hợp giảm đau và kháng viêm, nhất là những trường hợp đau do viêm khớp.

 Paracetamol là loại thuốc giảm đau ở mức độ vừa phải. Ảnh: Tấn Thạnh
Paracetamol là loại thuốc giảm đau ở mức độ vừa phải. Ảnh: Tấn Thạnh

Những thuốc NSAIDs có tác dụng giảm đau bởi vì những thuốc này ức chế các men cyclo-oxygenase 1 (COX1) và cyclo-oxygenase 2 (COX2). Hai loại men này tạo ra prostaglandins vốn là ngòi nổ cho quá trình viêm. Ức chế COX cũng có nghĩa là ức chế quá trình viêm, từ đó ngăn chặn cảm giác đau. Những thuốc NSAIDs thông thường nhất là aspirin, azapropazone, diflunisal, ibuprofen, ketoprofene, naproxen…

Một trong những tác dụng phụ phổ biến nhất của NSAIDs là gây tác động có hại lên dạ dày, từ nhẹ đến nặng; "lai rai" thì gây khó chịu dạ dày, nặng hơn thì gây tổn hại màng bảo vệ thành dạ dày. Chúng cũng có thể ức chế năng lực tiểu cầu, từ đó hình thành nên các cục máu đông... Điều này dẫn đến sự thâm tím cơ thể hoặc tình trạng chảy máu bất thường.

Một dạng tác dụng phụ phổ biến khác là gây tăng huyết áp và sưng phồng chân. Sử dụng các loại thuốc NSAIDs liều cao như paracetamol trong một khoảng thời gian dài có thể gây tổn hại thận, gan. Nếu dùng kết hợp aspirin để ngăn ngừa những cơn nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ với những NSAIDs khác có thể làm giảm lợi ích của aspirin. Muốn duy trì hiệu quả của aspirin trong trường hợp này, tốt nhất không nên uống aspirin chung với các thuốc NSAIDs khác trong vòng ít nhất từ 1 tới 2 giờ.

Khi sử dụng một liều lượng đủ cao để kiểm soát những cơn đau, aspirin - cho dù đã được bao viên - vẫn là một trong những loại thuốc kháng viêm giảm đau phổ biến nhất gây viêm và xuất huyết dạ dày. Vì vậy, cần phải ăn no khi uống loại thuốc này để giảm những rủi ro bị xuất huyết dạ dày.

Rất nhiều khuyến cáo

Nếu việc sử dụng những loại thuốc giảm đau kháng viêm NSAIDs có thể gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng như viêm loét bao tử, tăng huyết áp thì thầy thuốc có thể đề nghị bệnh nhân sử dụng celecoxib (celebrex). Celecoxib là một loại tác nhân ức chế COX-2 có tác động giống như NSAIDs. Tuy nhiên, với celecoxib, cần phải thận trọng, nếu bệnh nhân bị dị ứng với các loại kháng sinh có chứa sulfa (hoặc tất cả các loại thuốc chứa sulfa) thì không nên sử dụng nếu chưa được làm các xét nghiệm về dị ứng.

Các loại thuốc kháng viêm giảm đau NSAIDS và các tác nhân ức chế COX-2 có thể gây rủi ro cho người mắc các bệnh tim mạch. Hiện có rất nhiều khuyến cáo về những rủi ro như vậy. Các nghiên cứu cho thấy phần nhiều loại thuốc này làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim từ 50% đến 80% nếu sử dụng trong nhiều năm từ liều trung bình cho tới liều cao (Vioxx, Bextra là các thuốc nằm trong nhóm thuốc này đã bị thu hồi và rút khỏi thị trường từ năm 2004).

Để đạt được hiệu quả giảm đau tốt nhất, các thầy thuốc gợi ý rằng song song với việc uống các loại thuốc kháng viêm giảm đau, bạn cũng cần hạn chế những thói quen khác có thể dẫn đến những rủi ro về tim mạch như hút thuốc, dùng thực phẩm nhiều cholesterol, không tập thể dục thể thao, tình trạng béo phì…

Để hạn chế tối đa những bất lợi trong việc sử dụng thuốc giảm đau, người bệnh cần nhớ là không bao giờ sử dụng quá liều lượng được đề nghị, khoảng cách giữa 2 lần sử dụng không dưới 4 giờ. Nếu cơn đau vẫn còn âm ỉ sau khi sử dụng thuốc thì nên đến bác sĩ. Lúc này, cũng nên báo cho bác sĩ biết bạn đang bị bệnh về bao tử hay tiêu hóa nếu có.

Theo DS Nguyễn Bá Huy Cường - Người lao động

Có thể bạn quan tâm

091442****

Ngất xỉu, nằm ngủ cảm thấy rung lắc mà sao chụp CT sọ não không ra bệnh?

Nguyên nhân thường gặp gây ra ngất, rung lắc là cơn động kinh. CTscan sọ não bình thường không đủ để loại trừ động kinh.

Xem toàn bộ

097162****

Đau hai bên hông, nước tiểu pH=8 có phải là bệnh thận?

Để kiểm tra xem thận có vấn đề gì hay không, cần xét nghiệm nước tiểu và siêu âm bụng tổng quát, xét nghiệm máu kiểm tra chức năng thận…

Xem toàn bộ

096833****

Bị ngã mất trí nhớ tạm thời, 5 tháng sau chóng mặt mắc ói, có phải do nứt sọ?

Chấn thương đầu mạnh có nứt sọ não và mất trí nhớ tạm thời sau đó gợi ý nhiều khả năng em có bị xuất huyết sọ não kèm theo…

Xem toàn bộ

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X