Hotline 24/7
08983-08983

Thuốc gì giúp bé bớt ho khan và ói vào ban đêm không BS?

Câu hỏi

Xin chào BS, Con gái em được 31 tháng, cháu hay bị viêm họng, thường hay ho, ói vào ban đêm, mỗi lần bị ho kéo dài 1-2 tuần. Đi khám BS cho uống siro ho và thuốc, nhưng không có kháng sinh. Vậy em muốn hỏi có thuốc gì giúp cháu bớt ho khan, bớt ói vào ban đêm không ạ? Em xin cảm ơn.

Trả lời
Bé hay ho khan và ói vào ban đêm. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Bé hay ho khan và ói vào ban đêm. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Ho đêm, ho gây ói, ho khi nằm thì xem có phải do mũi không, nhất là kèm nghẹt mũi. Khi trẻ 31 tháng thì có nhiều loại thuốc ho, nhưng phải theo chỉ định của BS và nếu hay tái phát thì xem có suyễn không. Nếu ho kéo dài hơn 2 tuần thì chụp thêm Xquang phổi.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Ho là triệu chứng phổ biến liên quan đến một số nhiễm trùng đường hô hấp thông thường. Hay gặp nhất là ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bởi hệ miễn dịch chưa hoàn thiện.

Ho giúp cho đường hô hấp được thông thoáng khi có quá nhiều chất lỏng, chất nhầy hoặc vướng phải một vật cản nào đó. Ngoài ra, ho còn có thể được gây ra bởi một số chất gây dị ứng, cảm lạnh, ô nhiễm môi trường, khói thuốc lá…

Thông thường trẻ em không ho vào bao ngày bởi đây là thời điểm bé đang ở tư thế vận động, các chất nhày tiết thoát ra ngoài dễ dàng. Tuy nhiên vào ban đêm khi nằm ngủ, chất nhày này sẽ ứ đọng lại ở cổ gây ho. Đờm nhớt khiến bé ngạt thở, khó chịu, quấy khóc cả đêm, thậm chí còn ho sặc sụa, ho đau bụng, đỏ mặt để tống đờm ra khỏi cổ.

Trường hợp bé ho về đêm thường có thể do bị cảm lạnh hay viêm xoang mũi nên có đờm nhày từ mũi tràn xuống cổ họng gây ho. Những cơn ho dài này thường khiến bé mệt mỏi, mất ngủ, thậm chí gây ra phản xạ nôn trớ với trẻ nhỏ tuổi.

Ngoài ra, dấu hiệu ho về đêm, sặc từng cơn dẫn tới nôn trớ có thể là dấu hiệu do trào ngược dạ dày - thực quản. Trẻ bị chứng trào ngược dạ dày thường xuất hiện khi nằm yên, dịch tiết trào ngược lên đường hô hấp gây viêm. Điều này xảy ra do trẻ ăn uống sát giờ đi ngủ, thức ăn không kịp tiêu hóa, lượng dịch tiết ra nhiều trong quá trình ngủ gây ứ, trướng dạ dày.

Đặc biệt nếu trẻ ăn đêm một thời gian dài, liên tục, các cơ dạ dày sẽ yếu khiến miệng dạ dày không khép kín, tạo điều kiện cho các chất dịch ứng động gây ra ra chứng dạ dày trào ngược, dẫn tới ho sặc từng cơn.

- Nếu con bạn có triệu chứng ho nhiều vào ban đêm, bố mẹ nên thường xuyên vệ sinh mũi họng cho bé. Mẹ nên hướng dẫn con vệ sinh mũi họng thường xuyên bằng nước muối sinh lý. Khi đường hô hấp của trẻ thông thoáng và sạch sẽ, điều này sẽ hạn chế tình trạng ho nhiều về ban đêm.

- Hạn chế ăn sát giờ ngủ: Với trường hợp ho do trào ngược dạ dày, bố mẹ nên cố gắng không để con ăn sát giờ ngủ hay có thói quen ăn đêm. Trước khi đi ngủ hãy cho bé uống 1 thìa mật ong ấm để giúp con hạn chế cơn ho và ngủ ngon hơn. Thêm nữa, không nên cho con ăn các thức ăn kích thích ho như tôm, cua, ghẹ, thịt gà …

- Không lạm dụng kháng sinh: Mẹ nên chú trọng tăng cường sức đề kháng tự nhiên cho trẻ thay vì bởi một số loại thuốc kháng sinh. Nếu trẻ nhỏ đã dùng thuốc kháng sinh nhiều sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của bé sau này, đồng thời dễ khiến trẻ rơi vào tình trạng bị trơ thuốc.

- Kê cao gối khi ngủ: Hãy kê cao phần đầu và vai hơn thân của bé để ngăn đờm bị ứ đọng tại họng gây ho. Đồng thời cần giữ ấm phần cổ, bụng để con không bị nhiễm lạnh, dẫn tới ho nhiều hơn. Phòng ngủ của bé phải được giữ sạch sẽ, không khí trong lành và giữ ấm khi trờ lạnh.


BS Trương Hữu Khanh
Trưởng khoa nhiễm - thần kinh - BV Nhi đồng 1
Trích từ "Hỏi bác sĩ nhi đồng"


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X