Hotline 24/7
08983-08983

Thuốc điều trị viêm cầu thận do đái tháo đường

Bài viết không cung cấp các lời khuyên, chẩn đoán, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh. Nôi dung chỉ có tính chất tham khảo, thuận tiện cho việc tra cứu và không thay thế cho việc chẩn đoán, các phương pháp điều trị y khoa. Thảo luận với bác sĩ để được hướng dẫn điều trị và dùng thuốc an toàn.

Tỷ lệ mắc bệnh này tùy theo địa dư, chủng tộc, mức sống, lối sống và ngày càng có xu hướng tăng lên. Viêm cầu thận là một trong những biến chứng thường gặp ở bệnh đái tháo đường. Vậy có cách gì để phòng ngừa bệnh.

Bệnh cầu thận đái tháo đường là gì?

Thuật ngữ "Bệnh cầu thận đái tháo đường" chỉ bệnh lý cầu thận thứ phát do ảnh hưởng của đái tháo đường lên thận. Bệnh cầu thận đái tháo đường được xác định do thay đổi thành phần hóa học của màng đáy cầu thận và tổ chức gian mạch. Bệnh biểu hiện với các triệu chứng của bệnh đái tháo đường như ăn nhiều, uống nhiều, đái nhiều, gầy sút...

Suy thận giai đoạn cuối cần phải lọc máu chù kỳ do viêm cầu thận đái tháo đường đứng hàng thứ hai sau viêm cầu thận mạn tính. Biện pháp dự phòng các biến chứng do bệnh đái tháo đường gây ra tốt nhất là kiểm soát đường huyết tốt, luôn giữ đường huyết ở mức an toàn.

Thận bị suy (trái) và thận bình thường (phải).

Thận bị suy (trái) và thận bình thường (phải).

Thuốc điều trị đái tháo đường

Tùy theo thể bệnh, giai đoạn bệnh và tình trạng của bệnh nhân mà lựa chọn thuốc điều trị cho hợp lý. Khi điều trị phải kiểm soát chặt chẽ đường huyết, đặc biệt đường huyết lúc đói, đường huyết sau ăn và HbA1c. Một số thuốc cụ thể là:

Insulin: có loại tác dụng nhanh, tác dụng chậm và tác dụng rất chậm. Thường chỉ dùng trong điều trị đái tháo đường týp I. Khi dùng phải chú ý đến đường huyết của bệnh nhân đề phòng hạ đường huyết.

Nhóm sulfonylure: thế hệ 1 có tolbutamid viên 250mg, 500mg và 1.000mg; chlorpropamid viên 100mg và 250mg...; thế hệ 2 có diamicron (viên 80mg), daonil (viên 5mg)..., nhóm này có tác dụng gây tăng bài tiết insulin, tuy nhiên khi dùng phải chú ý nguy cơ gây hạ đường huyết, thuốc độc với gan - thận, gây tăng acid lactic và có một tỷ lệ nhất định dị ứng thuốc.

Nhóm biguanid: metformin, viên 500mg, 850mg. Nhóm này có tác dụng tăng hiệu lực của insulin ở ngoại vi. Thuốc không được dùng cho người suy gan, suy thận, phụ nữ có thai, người có rối loạn chuyển hóa. Thuốc gây tăng acid lactic.

Nhóm ức chế men anpha glycosidase: glucobay viên 50mg, thuốc không dùng cho người suy gan thận, người có ceton niệu.

Thuốc khống chế tăng huyết áp

Trong viêm cầu thận đái tháo đường, tăng huyết áp là một yếu tố nguy cơ, mục tiêu cần đạt được là đưa huyết áp tối đa < 130mmHg, và huyết áp tối thiểu < 85mmHg. Tùy từng trường hợp có thể sử dụng một số thuốc sau để điều trị.

Nhóm thuốc ức chế men chuyển: có một số biệt dược như renitec, coversyl, lopril, zestrril, nhóm này dùng tốt nhất trong trường hợp đái tháo đường/THA. Tác dụng phụ: gây ho, tăng kali máu, không dùng trong hẹp khít van động mạch chủ, động mạch thận.

Nhóm thuốc chẹn thụ thể Angiotensin II như: losartan, telmisartan.

Nhóm chẹn beta giao cảm: propranolol, atenolol, pindolol...

Nhóm chẹn kênh calci: có một số biệt dược hay dùng như nifedipin, amlor, plendil viên 5mg; madiplot viên 10mg, 20mg. Nhóm thuốc này có ưu điểm là hạ huyết áp tốt, tác dụng kéo dài. Tuy nhiên có nhược điểm là có thể gây nhịp tim nhanh, bốc hỏa ở mặt.

Thuốc có tác dụng trung ương: methyldopa, clonidin.

Thuốc giãn mạch ngoại biên: dihydralazin.

Tuy nhiên hai nhóm thuốc được ưu tiên lựa chọn để khống chế huyết áp trong bệnh viêm cầu thận đái tháo đường là nhóm ức chế men chuyển có tác dụng bảo vệ tim mạch và nhóm thuốc chẹn thụ thể angiotensin II có tác dụng bảo vệ thận.

Thuốc điều chỉnh tăng mỡ máu

Rối loạn lipid máu, đặc biệt là lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL cholesterol) và lipoprotein tỷ trọng cao (HDL cholesterol) là những yếu tố nguy cơ của tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim trong bệnh viêm cầu thận đái tháo đường. Do đó, ngoài việc có chế độ ăn uống hợp lý, có thể sử dụng các thuốc thuộc nhóm fibrat, statin để điều trị.

Ngoài các thuốc chính trên, còn có thể sử dụng các thuốc chống đông máu, chống ngưng tập tiểu cầu như aspirin, aspegic..., nếu có toan hóa máu thì dùng dung dịch natribicarbonat, nếu có tăng kali máu, có thể sử dụng dung dịch natribicarbonat hoặc calcium tiêm tĩch mạch để trao đổi ion. Khi có suy thận giai đoạn III hoặc IV cần có lọc ngoài thận chu kỳ.

Bên cạnh việc dùng thuốc thì chế độ ăn và sinh hoạt hợp lý đối với người viêm cầu thận đái tháo đường là vấn đề hết sức quan trọng. Trong chế độ ăn phải giảm glucid, nếu có suy thận cần giảm thêm protid. Cần cung cấp đủ năng lượng theo mức lao động với mức 30 - 40Kcal/kg cân nặng/ngày với tỷ lệ glucid từ 45 - 50%, protid từ 15 - 20%, lipid khoảng 35%.

Theo dõi và điều trị tốt đái tháo đường với chế độ ăn giảm glucid, khống chế huyết áp, điều chỉnh rối loạn mỡ máu kèm theo hoạt động thể lực hợp lý có thể làm chậm xuất hiện viêm cầu thận đái tháo đường, từ đó làm chậm diễn biến đến suy thận giai đoạn cuối cũng như làm giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não.

AloBacsi.vn
Theo BS. Vân Anh - Sức khỏe và Đời sống

Có thể bạn quan tâm

034227****

Rút máu xét nghiệm thấy màu đỏ sẫm hay đỏ tươi là do nguyên nhân gì?

Màu đỏ sẫm từ máu tĩnh mạch được rút ra khi xét nghiệm cũng sẽ khác nhau ở mỗi người, có thể do cảm nhận màu sắc, có khi do nguyên nhân lành tính hoặc do bệnh lý.

Xem toàn bộ

038852****

Vì sao mỗi lần tức giận lại khó thở, nhức đầu, chóng mặt?

Khi chúng ta đối mặt với điều gì đó căng thẳng thì hệ thần kinh - nội tiết sẽ được kích hoạt làm tim đập nhanh, thở nhanh, đổ mồ hôi…

Xem toàn bộ

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X