Hotline 24/7
08983-08983

Thủng dạ dày, ruột non do nuốt 3 viên bi khi xem tivi

Một bé trai 6 tuổi ở Kiêng Giang đã nuốt 3 viên bi khi xem ti vi, vì là nam châm nên hít vào nhanh khiến dạ dày và ruột non bị dính chặt, có dấu hiệu hoại tử. Các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 1 đã gắp thành công 3 viên bi cho bé.

Một bệnh nhi 6 tuổi tên N.H.L (6 tuổi, ngụ Tiền Giang) đã được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 1 phẫu thuật gắp ra thành công 3 viên bi nam châm trong bao tử và ruột non.

Theo lời kể của mẹ bệnh nhi, ngày 18/2 khi thấy bé L. bị đau bụng, trương to gia đình nhanh chóng đưa đến bệnh viện. Bé L. có thói quen ngậm đồ chơi. Trước đó 6 ngày, trong lúc nhồi xem tivi bé ngậm 3 viên bi nam châm bằng sắt, khi bị giật mình thì nuốt cả 3 viên bi này vào bụng.

Tuy nhiên, do sợ hãi nên bé không dám nói với gia đình. Ngày hôm sau, bé bắt đầu xuất hiện những cơn đau bụng, nôn ói, thở hắt và mệt mỏi. Sau khi được mẹ dỗ dành, bé mới cho biết đã nuốt 3 viên bi.

Sau đó, gia đình đưa bé đến bệnh viện gần nhà để can thiệp. Kết quả chụp X-quang cho thấy 3 viên bi nằm trong bụng. Bác sĩ đã kê thuốc tháo phân để tống viên bi ra ngoài. Nhưng suốt 6 ngày sau đó, bé đi ngoài liên tục mà viên bi vẫn không ra ngoài được.

Tiến hành chụp lại X-quang, bac sĩ ghi nhận vị trí 3 viên bi có xê dịch nhưng không nhiều. Đồng thời có dấu hiệu dính chặt nên khuyên gia đình chuyển bé lên Bệnh viện Nhi đồng 1.

Tại cơ sở y tế này, kết quả chụp X-quang ghi nhận một viên bi nằm ở dạ dày, 2 viên còn lại nằm trong ruột non. Vì 3 viên bi nam châm hít vào nhanh khiến dạ dày và ruột non của bé dính chặt, bắt đầu có dấu hiệu hoại tử.

Ngay lập tức, ThS.BS Đào Trung Hiếu - Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1 cùng ê-kíp đã phẫu thuật gắp 3 viên bi ra cho bé và phát hiện các viên bi đều bắt đầu bị gỉ sét gây thủng dạ dày, ruột non, ứ dịch, nhiễm trùng… Êkíp phẫu thuật đã khâu lại các vết thủng, vệ sinh vùng tổn thương cho bệnh nhi.

Hiện sức khỏe bé L. đang dần hồi phục, tiếp xúc tốt.

Bác sĩ gắp thành công 3 viên bi nam châm nằm trong bụng bé L. gây thủng dạ dày, ruột non, nhiễm trùng, ứ dịch... Ảnh: Tuổi trẻ

Các bác sĩ cũng khuyến cáo cha mẹ hoặc những người chăm sóc trẻ nên để những vật nhỏ dễ nuốt tránh xa tầm tay của trẻ để tránh những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra. Những vật nuốt phải phổ biến nhất là: đồng xu, viên pin nhỏ, cúc áo, hòn bi, hòn đá, móng tay, đinh vít, kẹp ghim, các cục nam châm nhỏ, các bộ phận của những món đồ chơi như xe, máy bay… (nhất là đồ chơi chạy bằng pin).

Ngoài ra để tránh nguy cơ trẻ hóc dị vật, nuốt dị vật, các phụ huynh cần chú ý những vấn đề sau:

- Cần tìm hiểu, nắm rõ về mức độ nguy hiểm của việc để trẻ nuốt phải dị vật.

- Rèn ngay không cho trẻ thói quen ngậm đồ chơi, đồ vật trong nhà của trẻ.

- Phụ huynh không nên cho trẻ cười đùa trong khi ăn. Việc làm này dễ khiến trẻ bị nghẹn, hóc và khiến cho dị vật (nếu có) xuống sâu hơn, khó xử lý.

- Không cho trẻ ăn những thức ăn quá cứng, có nhiều xương; nên cho trẻ ăn những thức ăn nhỏ, mềm...

- Khi cho trẻ ăn, phải quan sát cho trẻ nhai kỹ, chậm rãi và theo dõi trẻ liên tục.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X