Hotline 24/7
08983-08983

Thực phẩm biến đổi gen: Lợi hay hại?

Trong bài viết dưới đây, AloBacsi sẽ cung cấp những thông tin liên quan đến vấn đề thực phẩm biến đổi gen. Mời bạn đọc theo dõi.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều thực phẩm biến đổi gen. Đối với các nhà khoa học, khái niệm này không còn xa lạ. Tuy nhiên, đối với những người nội trợ thông thường, nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu được biến đổi gen là gì, mức dộ an toàn ra sao, có ảnh hưởng gì đến sức khỏe hay không? Ăn nhiều thực phẩm biến đổi gen thì tốt hay xấu?

Trong bài viết dưới đây, AloBacsi sẽ cung cấp những thông tin liên quan đến vẫn đề này. Mời bạn đọc theo dõi.

1. Thực phẩm biến đổi gen (GMO) là gì?


Thực phẩm biến đổi gen gmo hay còn gọi là GMO - sinh vật biến đổi Gen (Genetically Modified Organism). Đây là các loại thực phẩm được tạo ra nhờ thay đổi ADN bằng công nghệ sinh học hiện đại, hay còn gọi là công nghệ gen để cho ra những phẩm chất mong muốn như tăng khả năng chống cỏ dại, chống sâu bệnh hay tăng hàm lượng dưỡng chất.

GMO được chia thành 2 loại chính: Những cây trồng chống chịu được thuốc diệt cỏ, người trồng có thể phun thuốc diệt cỏ mà không làm hại cây trồng và những cây trồng tự sinh ra chất độc để diệt trừ côn trùng, sâu hại. Thực phẩm biến đổi gen có lợi hay hại vẫn là một vấn đề gây tranh cãi nhiều năm nay.

Thực phẩm biến đổi gen. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

2. Thực phẩm biến đổi gen trên thế giới


Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO), Cục quản lý Dược Phẩm và Thực Phẩm Hoa Kỳ (FDA)... đã thiết lập ra các hệ thống quy chuẩn để đánh giá và quản lý an toàn của thực phẩm biến đổi gen gmo. Mọi thực phẩm biến đổi gen đều phải được chứng nhận không có nguy cơ về sức khỏe với con người dựa trên Tiêu chuẩn Thực phẩm quốc tế (Codex), được thiết lập bởi WHO mới được đưa ra thương mại hóa.

An toàn của cây trồng biến đổi gen đã được khẳng định bởi rất nhiều tổ chức uy tín bao gồm: Hiệp hội Y khoa Mỹ, Hiệp hội độc chất học, Viện Khoa học sự sống Quốc tế, Viện Khoa học hàn lâm Hoa Kỳ, Hiệp hội Hoàng gia Vương quốc Anh, Tổ chức Y tế thế giới, Viện Công nghệ thực phẩm, Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc, Cơ quan An toàn thực phẩm châu Âu và Ủy ban Liên minh châu Âu…

Kể từ khi cây trồng biến đổi được thương mại lần đầu tiên vào năm 1996 (1996-2012), các cơ quan quản lý thuộc 59 quốc gia đã tiến hành đánh giá khoa học mở rộng và khẳng định sự an toàn của cây trồng GMO với 2, 497 phê duyệt đối với 319 tình trạng biến đổi gen khác nhau trên 25 đối tượng cây trồng.

3. Thực phẩm biến đổi gen ở Việt Nam


Các loại thực phẩm GMO được trồng ở Việt Nam:

Hiện nay, có 3 loại cây trồng biến đổi gen là ngô, đậu tương và bông vải (ba loại cây này cũng là 3 loại được thế giới đang trồng nhiều nhất) đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép trồng đại trà ở Việt Nam. Từ năm 2010, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mới bắt đầu thực hiện khảo nghiệm 7 giống ngô BĐG, trong đó 3 giống của công ty TNHH Syngenta, 3 giống của công ty TNHH Dekalb Việt Nam (công ty Monsanto) và 1 giống của công ty Pioneer Hibred Việt Nam.
Ngay sau khi Chính phủ cho phép trồng đại trà, giống bắp GMO đã được nhiều nông dân ở ĐBSCL và miền Đông Nam Bộ đưa vào trồng thương mại trên diện rộng. So với giống bắp lai thông thường, nhờ kháng được sâu bệnh, hạn chế tối đa cỏ dại nên bắp GMO cho năng suất vượt trội, trái to, đều hạt. Tuy nhiên, theo phản ánh của nhiều người dân, giá hạt giống ngô GMO cao gấp đôi so với giá giống ngô truyền thống.

Diện tích cây trồng biến đổi gen gmo ngày càng tăng, lên đến 134 triệu ha trong năm 2009, trong đó cây đậu tương biến đổi gen chiếm 76 triệu ha. Ở Việt Nam đậu tương là một trong những cây thực phẩm quan trọng, diện tích gia tăng từ 120.000 ha năm 1995 lên 200.000 ha năm 2009, với năng suất tương ứng tăng từ 1,0 lên 1,4 tấn/ha.

Về thực phẩm GMO được phép kinh doanh ở Việt Nam:

Theo quy định, từ tháng 1/2016 về việc bắt buộc dán nhãn ghi rõ “biến đổi gen” bằng tiếng Việt trên bao bì các loại thực phẩm biến đổi gen gmo. Theo đó, các loại thực phẩm có ít nhất 1 thành phần nguyên liệu biến đổi gen chiếm >5% tổng nguyên liệu đều phải ghi nhãn.

Tuy nhiên, chỉ áp dụng được với các loại thực phẩm đóng gói sẵn như các loại trái cây, rau củ nhập ngoại... Đối với các loại thực phẩm tươi, khô, đông lạnh… các loại thức ăn chăn nuôi thì người tiêu dùng vẫn nên xem xét kỹ nguồn gốc.

Hiện nay, Việt Nam cũng đang thực hiện theo quy định quốc tế, nếu sản phẩm nào có quá 5% thành phần là từ nguyên liệu biến đổi gen, thì phải dán nhãn thực phẩm biến đổi gen. Việc dán nhãn sẽ giúp người tiêu dùng cách nhận biết thực phẩm biến đổi gen, chứ không liên quan đến vấn đề an toàn hay không. Do vậy, người tiêu dùng hoàn toàn có quyền lựa chọn việc có sử dụng thực phẩm biến đổi gen hay không. Về mặt an toàn, như đã nói, vẫn chưa đủ bằng chứng để đưa ra kết luận rằng, thực phẩm biến đổi gen có an toàn với sức khỏe con người hay không, lợi ích của thực phẩm biến đổi gen.

4. Ảnh hưởng của thực phẩm biến đổi gen gmo đối với sức khỏe


Thực phẩm biến đổi gen là các loại thực phẩm được tạo ra nhờ thay đổi ADN bằng công nghệ sinh học hiện đại. Ảnh minh họa - Nguồn Internet


Về mặt nguyên tắc, người ta chỉ làm các biến đổi gen mang tính có lợi. Nghĩa là chỉ tiến hành biến đổi ở những gen không liên quan gì đến thành phần giá trị dinh dưỡng của thực phẩm. Hoặc nếu có thì sẽ làm động tác theo hướng tăng cường hàm lượng mà không thay đổi theo chiều hướng ngược lại. Do đó, giá trị dinh dưỡng của thành phẩm không hề bị suy giảm cho nên bên cạnh việc cung cấp dinh dưỡng thì thực phẩm biến đổi gen còn cho chúng ta những vụ mùa bội thu ngay cả ở trong điều kiện sâu bệnh và khí hậu khắc nghiệt.

Cho đến nay, đã có nhiều nước ứng dụng công nghệ biến đổi gen vào cho cây trồng, đặc biệt là ở Mỹ, Trung quốc, Ấn độ… Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp Mỹ, tính đến năm 2010, Mỹ có khoảng 66,8 triệu hecta trồng GMO, chiếm 16,56% diện tích đất nông nghiệp. Các loại cây trồng chính là đậu nành, bắp, bông, cải dầu, bí, đu đủ, cỏ linh lăng và củ cải đường. Hiệp hội các nhà sản xuất hàng tạp hóa Mỹ (GMA) ước tính 70-75% thực phẩm chế biến tại Mỹ chứa nguyên liệu biến đổi gen. Châu Âu không trồng nhiều GMO chỉ trừ ngoại lệ là Tây Ban Nha có 25% sản lượng bắp biến đổi gen.

Sau 14 năm trồng trọt và tiêu thụ GMO, các nhà khoa học vẫn chưa phát hiện những tác động nguy hại của GMO. Tuy nhiên, nhiều tổ chức phi chính phủ như Hòa bình xanh, Dự án không GMO hay Hiệp hội Người tiêu dùng hữu cơ (OCA), Những người bạn của Trái đất (FoE)... cho rằng giới khoa học vẫn chưa nghiên cứu và xác định rõ các nguy cơ của GMO.

Hiện tại, vẫn chưa có chứng cứ khoa học nào khẳng định sử dụng thực phẩm biến đổi gen có hại đến sức khỏe. Trên thế giới cũng chia ra các luồng quan điểm khác nhau. Theo WHO, những thực phẩm biến đổi gen trên thị trường quốc tế hiện nay phải trải qua giai đoạn đánh giá an toàn rất nghiêm ngặt nên thường sẽ không gây ra nguy cơ gì với sức khỏe con người. Tại các quốc gia chấp nhận lợi ích của thực phẩm biến đổi gen cũng chưa quan sát được ảnh hưởng gì tác động lên sức khỏe con người do tiêu thụ thực phẩm biến đổi gen. Tuy nhiên nhóm không ủng hộ thực phẩm biến đổi gen đưa ra các quan điểm rằng sử dụng thực phẩm GMO lâu dài sẽ gây dị ứng, kháng kháng sinh, thậm chí gây ung thư.

Dị ứng: Theo Trung tâm thống kê y tế quốc gia Hoa Kỳ, tình trạng dị ứng thực phẩm ở trẻ em dưới 18 tuổi đã tăng từ 3,4% vào năm 1997 - 1999 lên tới 5,1% vào năm 2009 - 2011. Nhưng hiện vẫn chưa có những bằng chứng khoa học cụ thể đề cập rằng tình trạng dị ứng thực phẩm có liên quan tới thực phẩm biến đổi gen, tuy nhiên cần thêm những nghiên cứu để làm sáng tỏ nhận định trên.

Kháng kháng sinh: Do các loại gen kháng kháng sinh được sử dụng để đưa vào các giống ngô và đậu nành (nhằm mục đích nông nghiệp) nên có những mối lo ngại rằng việc này có thể liên quan đến tình trạng kháng kháng sinh trên người. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có nhiều nghiên cứu xác nhận điều này.

Ung thư và những mối quan ngại khác: Vào năm 2013, tạp chí Food and Chemical Toxicology đã rút lại một bài báo với nội dung rằng ngô biến đổi gen và thuốc diệt cỏ Roundup là nguyên nhân gây ung thư và chết non trên mô hình chuột, và cho rằng kết quả của bài báo chưa thuyết phục. Tổng biên tập của tạp chí cũng nói rằng nghiên cứu này sử dụng quá ít chuột thí nghiệm và giống chuột được sử dụng này lại rất nhạy cảm với bệnh ung thư.

5. Những lưu ý khi sử dụng thực phẩm biến đổi gen


Việt Nam cũng đang thực hiện theo quy định quốc tế, nếu sản phẩm nào có quá 5% thành phần là từ nguyên liệu biến đổi gen, thì phải dán nhãn thực phẩm biến đổi gen. Ảnh minh họa - Nguồn Internet


- Chỉ chọn những thực phẩm biến đổi gen có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đọc kỹ các thông tin về ngày sản xuất, hạn sử dụng…

- Khi chế biến, không để lẫn giữa thực phẩm sống và chín

- Sử dụng nước sạch để sơ chế và chế biến thực phẩm

- Luôn vệ sinh tay sạch sẽ trước, trong và sau khi chế biến thực phẩm

- Nấu chín kỹ những loại thực phẩm này trước khi sử dụng

- Ăn ngay khi thức ăn vừa nấu chín xong

- Thức ăn đã nấu chín nếu không ăn hết thì cần được bảo quản cẩn thận, tránh sự xâm nhập của các loài côn trùng, gặm nhấm hoặc các loài động vật khác

- Đun kỹ lại thực phẩm trước khi ăn, tuyệt đối không ăn thực phẩm ôi thiu mốc hỏng, quá hạn sử dụng.

- Vệ sinh bề mặt chế biến, đảm bảo bàn bếp luôn khô ráo, sạch sẽ.

Chúc quý bạn đọc biết cách sử dụng thực phẩm biến đổi gene gmo để bảo vệ sức khỏe của mình và gia đình thông qua việc lựa chọn những sản phẩm an toàn nhất!

Thi Ngọc (Tổng hợp)
Cổng thông tin tư vấn sức khỏe AloBacsi.vn

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X