Hotline 24/7
08983-08983

Thực hư vắc xin HPV không có hiệu quả phòng ung thư cổ tử cung

Hiện nay, ngoài các biện pháp như không đẻ nhiều con, quan hệ tình dục an toàn thì tiêm vắc xin phòng HPV vẫn là biện pháp hữu hiệu phòng bệnh ung thư cổ tử cung.

Gần đây dư luận đang vô cùng hoang mang trước một thống kê từ nước Mỹ, theo thống kê này, hơn 35.000 phản ứng phụ trong đó có 200 trường hợp tử vong đã được báo cáo cho chính phủ Mỹ vào giữa tháng 3 năm 2015 liên quan đến vắc xin phòng HPV. Không chỉ có vậy, một số thông tin khác cũng đã được đưa ra, như việc tiêm phòng vắc xin HPV không ngăn ngừa được ung thư cổ tử cung, ngoài ra còn tăng nguy cơ phản ứng sau tiêm…

Ngoài ra, thống kê còn chỉ ra rằng, chỉ có khoảng 5% phụ nữ nhiễm HPV thực sự dẫn tới ung thư cổ tử cung và hơn 90% phụ nữ nhiễm HPV có thể tự khỏi trong vòng 2 năm. Để phòng bệnh ung thư cổ tử cung, những người nghiên cứu khuyên phụ nữ thay vì đi tiêm, smears pap (là phương pháp sàng lọc ung thư cổ tử cung) có hiệu quả và an toàn hơn trong phòng ngừa ung thư cổ tử cung.

Trước thông tin trên, đa số các chuyên gia Việt Nam đều cho rằng, đó là nghiên cứu, thống kê chưa có cơ sở khoa học và chưa cụ thể, vì trong nghiên cứu đó không chỉ rõ lứa tuổi nghiên cứu là bao nhiêu, lứa tuổi tiêm vắc xin là ở độ tuổi nào nên rấy khó để nhận định.

Thực hư vắc xin HPV không có hiệu quả phòng ung thư cổ tử cung - 1Tiêm vắc xin HPV là biện pháp an toàn và hiệu quả trong phòng bệnh ung thư cổ tử cung


GS Nguyễn Thị Hoài Đức - Viện trưởng Viện Sức khỏe Sinh sản và gia đình cho biết, tính đến thời điểm này ngoài việc thực hiện quan hệ tình dục an toàn thì tiêm phòng vắc xin HPV là biện pháp an toàn và hiệu quả để phòng bệnh ung thư cổ tử cung.

GS Đức cho biết, có rất nhiều loại HPV lây qua đường tình dục. Tuy nhiên, người ta thấy rằng hay gặp nhất là loại 16 và 18. Gần đây, là loại 31 và 45, cho đến thời điểm hiện nay vắc xin chỉ phòng được 4 loại đó là 6,11,16, 18. Do vậy, tiêm vắc xin không thể tuyệt đối phòng được tất cả các chủng virus HPV.

Theo đó, hiện nay có hai loại vắc xin phòng HPV đó là Gardasil và Cervarix, hai loại vắc xin này có thể làm giảm nguy cơ ung thư khoảng trên 90% và các tổn thương tiền ung thư trên 60%. Điều đáng nói, vắc xin phòng HPV chỉ có hiệu quả khi chưa bị lây nhiễm HPV hoặc chưa có quan hệ tình dục, cũng như hiệu quả tốt nhất là khi tiêm ở lứa tuổi từ 9 đến 26 tuổi, với thời gian bảo vệ là 4 – 6 năm.

Như vậy, có thể thấy rằng nghiên cứu thống kê trên không hề cho biết rõ về các vấn đề như đối tượng phụ nữ đã có gia đình hay chưa, đã bị lây nhiễm HPV chưa và đã quan hệ tình dục hay chưa. Bởi vậy, việc nhận định vắc xin phòng HPV không có hiệu quả và gây ra nhiều phản ứng phụ là chưa chính xác và khoa học.

Để phòng bệnh ung thư cổ tử cung, các chuyên gia khuyến cáo, phụ nữ cần tiêm cần tiêm đủ 3 mũi vắc xin trong vòng 6 tháng để phòng ngừa ung thư cổ tử cung và giảm nguy cơ mắc bệnh. Theo đó, nữ giới trong độ tuổi từ 9-10 đến 25-26 tuổi, chưa hoặc đã có quan hệ tình dục đều có thể tiêm ngừa.

Ngoài ra, cần phải chung thủy 1 vợ 1 chồng, không quan hệ với nhiều bạn tình, quan hệ tình dục an toàn. Đồng thời cần thực hiện, kế hoạch hóa gia đình, không đẻ nhiều con và tránh xa thuốc lá, các chất kích thích. Cuối cùng là vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục hàng ngày, trước và sau khi quan hệ.

Theo Lê Phương - Khám phá

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X