Hotline 24/7
08983-08983

ThS.BS Trần Anh Tuấn tư vấn: Phòng vệ thế nào trước thông tin bệnh giang mai quay lại?

Bệnh giang mai là một trong số những bệnh lây truyền qua đường tình dục đáng sợ nhất, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Nếu không được chăm sóc y tế kịp thời, người bệnh có thể gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm. Ths.Bs Trần Anh Tuấn Giám đốc chuyên môn BV Phụ sản Quốc tế Sài Gòn sẽ tư vấn cho bạn đọc về nguyên nhân và cách phòng tránh căn bệnh này. Mời bạn đọc đón xem.

ThS.BS Trần Anh Tuấn - Giám đốc chuyên môn BV Phụ sản Quốc tế Sài Gòn

NỘI DUNG TƯ VẤN

1.  Gần đây cộng đồng dấy lên lo ngại về bệnh giang mai quay trở lại. Xin BS cho biết bệnh này do nguyên nhân gì và cách lây truyền như thế nào ạ?

Bệnh giang mai là bệnh lây qua đường tình dục, người ta thường gọi là xoắn khuẩn Treponema pallidum vì có hình dạng xoắn dưới kính hiển vi. Bệnh chủ yếu lây qua đường tình dục không an toàn, qua đường máu (tiêm chích không an toàn) và lây truyền từ mẹ sang con.


2.  Nhờ BS cho biết các triệu chứng báo hiệu bệnh giang mai ở nam và nữ?

Đầu tiên có hành vi vi nguy cơ là quan hệ tình dục không an toàn như quan hệ với gái mại dâm, quan hệ không an toàn với nhiều bạn tình… sau thời gian ủ bệnh từ 10-100 ngày, ở bộ phận sinh dục xuất hiện săng giang mai, đó là triệu chứng đầu tiên.


3.  Cần làm xét nghiệm gì khi nghi ngờ nhiễm bệnh giang mai, thưa BS? Và bao lâu sau khi có hành vi không an toàn thì xét nghiệm sẽ cho kết quả chính xác?

Khi phát hiện săng giang mai, nếu đi đến những cơ sở chuyên khoa, BS sẽ khám những vết loét ở bộ phận sinh dục, điển hình những vết loét này không đau, cứng. Bác sĩ sẽ soi dưới kính hiển vi nền đen để thấy được xoắn khuẩn giang mai.

Về thời điểm xét nghiệm: sau 2 tuần phát hiện săng thì sẽ cơ thể sẽ có kháng thể với bệnh này. Như đã nói trên, qua thời gian ủ bệnh từ 10-100 ngày, khi xuất hiện săng giang mai thì ít nhất 2 tuần sau mới xét nghiệm máu chẩn đoán giang mai.


4.  Mắc bệnh giang mai trong thời kỳ mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi hay không ạ? Thai phụ bị giang mai được điều trị như thế nào?

Khi mang thai được 4-5 tháng thì có sự trao đổi máu mẹ qua hồ huyết với nhau, khi đó có khả năng lây. Tùy thuộc vào nồng đọ virus, vi khuẩn, nếu nồng độ cao thường gây thai lưu, thai chết non; nếu nồng độ virus thấp hơn, có thể sau khi sinh thai mới chết hoặc xuất hiện giang mai thì đó gọi là giang mai bẩm sinh.

Người ta chia làm 2 loại:

- Giang mai bẩm sinh sớm: Vừa sinh xong xuất hiện giang mai, có thể vài ngày hoặc 1-2 tháng sau

- Giang mai bẩm sinh muộn: Sau sinh 2 năm mới phát hiện giang mai.

Nếu phát hiện sớm thì trẻ có thể điều trị nhanh lành, thường giang mai giai đoạn đầu chỉ cần tiêm 2 mũi thuốc, trong vòng 2 tuần thì 1-2 ngày sau đã sạch xoắn giang mai. Nếu phát hiện ở giai đoạn 2-3 thì thời gian điều trị kéo dài hơn và tỷ lệ khỏi bệnh cũng giảm đi.


5.  Nếu thai phụ bị giang mai lựa chọn sinh mổ thì có tránh được việc lây bệnh cho bé sơ sinh không ạ?

Giang mai lây nhiễm qua bào thai ở tháng thứ 4-5, khi đã bị nhiễm rồi thì sinh thường hay mổ thì em bé đều bị giang mai bẩm sinh.


6.  Xin BS cho biết nếu một em bé ra đời với bệnh giang mai lây từ mẹ thì bé sẽ gặp những vấn đề gì về sức khỏe?

Khi bị giang mai bẩm sinh, trẻ sẽ có khuôn mặt giống cụ già, gan lách to, xuất hiện những bóng nước, hồng ban trên bàn tay, bàn chân, niêm mạc và ở người.


7.  Bệnh giang mai có thể điều trị khỏi được không ạ? Nếu giang mai tái phát thì do những nguyên nhân nào, thưa BS?

Thực tế giang mai được chia làm 3 giai đoạn:

- Qua thời kỳ phát hiện săng giang mai thì diễn tiến từ 1-2 tháng

- Giai đoạn vào máu và cơ quan

- Khi không được điều trị chuyển qua giai đoạn 3 thì khoảng 30% số người không được điều trị ở giai đoạn này có thể tổn thương tim, não và 3-10 năm sau mới có thể gây tử vong.

Nếu phát hiện sớm thì tỷ lệ điều trị khỏi bệnh gần như hoàn toàn, nếu phát hiện trễ thì tỷ lệ điều trị khỏi sẽ giảm đi.

Có 2 khả năng tái phát bệnh:

- Nếu sau điều trị mà vẫn tiếp tục quan hệ tình dục không an toàn vẫn có thể tái phát.

- Gia đoạn 2-3 có tỷ lệ nhất định trong việc điều trị, vẫn chưa khỏi hẳn nên những trường hợp bị giang mai cần được tái khám để được xét nghiệm và theo dõi, khi bác sĩ chuyên khoa xác nhận điều trị thành công thì mới yên tâm.


8.  Người đang điều trị bệnh giang mai có được quan hệ tình dục không ạ? Hay là sau khi điều trị bao lâu họ mới QHTD trở lại?

Nếu điều trị giang mai ở giai đoạn sớm thì chỉ cần 1-2 ngày đã sạch, khi đó đã an toàn nhưng trong thời gian điều trị có khả năng tái phát. Bác sĩ chuyên khoa sẽ hẹn tái khám sau 1-3 tháng, trong thời gian này nên dùng bao cao su.

Nếu muốn quan hệ tình dục trở lại sau điều trị, như đã nói trên, giai đoạn đầu 1-2 ngày đã có thể QHTD nhưng ở giai đoạn 2-3 thì cần 3 tháng sau mới xét nghiệm lại, trong thời gian đó cần dùng biện pháp bảo vệ.

Nếu chỉ riêng xét nghiệm cũng rất khó biết được bệnh đang ở giai đoạn nào, nhưng khi phát hiện tổn thương săng do quan hệ không an toàn thì có thể xác định được giai đoạn.


9.  Theo BS, bao cao su đã đủ để ngăn ngừa bệnh giang mai hay chưa? Với những cách thức quan hệ như dùng miệng (oral-sex) hay dùng tay thì có cách nào ngăn chặn việc lây truyền bệnh giang mai?

Bao cao su bảo vệ chúng ta khỏi đa số các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, tuy nhiên trường hợp đã có tổn thương giang mai, những khu vực mà bao cao su không che hết được thì vẫn có thể bị lây nhiễm.

Với những cách thức quan hệ như dùng miệng (oral-sex) hay dùng tay thì không có cách nào ngăn chặn việc lây truyền bệnh giang mai.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X