Hotline 24/7
08983-08983

Hansazol 40 Mg

Bài viết không cung cấp các lời khuyên, chẩn đoán, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh. Nôi dung chỉ có tính chất tham khảo, thuận tiện cho việc tra cứu và không thay thế cho việc chẩn đoán, các phương pháp điều trị y khoa. Thảo luận với bác sĩ để được hướng dẫn điều trị và dùng thuốc an toàn.
Công dụng
Loét dạ dày và tá tràng.
Bệnh trào ngước dạ dày – thực quản (GERD)
Phối hợp với kháng sinh diệt Helicobacter pylori chống tái phát.
Điều trị lâu dài hội chứng Zollinger-Ellison và các rối loạn khác kèm theo bệnh tăng tiết acid dạ dày.
Liều dùng
Không được nhai hoặc nghiền nhỏ viên thuốc mà phải uống nguyên viên thuốc với nước.
Người trưởng thành:
Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản (GERD): Liều dùng 20 -40 mg Pantoprazol mỗi ngày trong 4-8 tuần.
Loét dạ dày và tá tràng: liều dùng 40 mg Pantoprazol mỗi ngày. Điều trị trong vòng 2-4 tuần đối với loét tá tràng, 4-8 tuần đối với loét dạ dày lành tính.
Loét dạ dày – tá tràng, nhiễm Helicobacter pylori được điều trị phối hợp với 2 kháng sinh trong 1 tuần. một phác đồ hiệu quả gồm Hansazol 40 mg, ngày 2 lần + Clarithromycin 500 mg, ngày 2 lần + Amoxicilin 1 g, ngày 2 lần hoặc Metronidazol 400 mg, ngày 2 lần.
Hội chứng Zollinger-Ellison và các rối loạn làm tăng tiết acid dạ dày: liều dung nạp được khuyến cáo là 80 mg Pantoprazol mỗi ngày cho điều trị lâu dài. Sau đó, liều có thể được điều chỉnh tùy thuộc vào mức độ tiết acid dạ dày: liều dung nạp được khuyến cáo là 80mg Pantoprazol mỗi ngày cho điều trị lâu dài. Sau đó, liều có thể được điều chỉnh tùy thuốc vào mức độ tiết acid dạ dày. Có thể tăng đến 240mg mỗi ngày.ở các liều cao hơn 80mg Pantoprazol mỗi ngày, nên được chia thành 2 liều riêng biệt. không có giới hạn về thời gian điều trị hội chứng Zollinger-Ellison và các rối loạn khác kèm theo tăng tiết acid dạ dày; việc điều trị nên được duy trì theo yêu cầu bệnh lý.
Suy gan nặng: liều dùng nên giảm xuống 40mg Pantoprazol mỗi ngày, 2 ngày một lần.
Suy thận: không điều chỉnh liều dùng được khuyến cáo.
Người cao tuổi:
Không nên vượt quá liều 40mg Pantoprazol mỗi ngày.
Trẻ em dưới 12 tuổi:
Pantoprazol không được khuyến cáo dùng ở trẻ em dưới 12 tuổi do chưa có kinh nghiệm điều trị.
Hàm lượng
Mỗi viên chứa Pantoprazol natri sesquihydrat tương đương với 40 mg Pantoprazol.
Tá dược: Mannitol, Crospovidon, Natri CMC, Natri carbonat khan, Magnesi stearat, Polyvinyl alcohol, Eudragit L100, PEG 6000, Talc, Titan dioxyd, Sắt oxyd vàng.
Tác dụng phụ
Thường gặp: nhức đầu, buồn nôn, nôn, đau bụng trên, tiêu chảy, táo bón, đầy hơi.
Ít gặp: chóng mặt, rối loạn thị giác ( nhìn mờ), mất ngủ, dị ứng như ngứa.
Hiếm gặp: trầm cảm, ảo giác, mất phương hướng và nhầm lẫn, khô miệng, đau khớp.
Rất hiếm: giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, phản ứng quá mẫn, mề đay, phù mạch, ban đỏ đa dạng, hội chứng lyell, nhạy cảm ánh sang, đau cơ, viêm thận kẽ, tình trạng ngực nở lớn hơn ở nam giới do mất cân bằng hormon, phù nề, tăng men gan (transaminase, gamma GT), tăng triglycerid, sốt.
Chống chỉ định
Qúa mẫn cảm với Pantoprazol hay bất kỳ thành phần nào của thuốc.
THẬN TRỌNG
ở các bệnh nhân có hội chứng Zollinger-Ellison và các rối loạn khám kèm theo tăng tiết acid dạ dày cần được điều trị lâu dài, Pantoprazol – như tất cả các thuốc ức chế tiết acid khác – có thể làm giảm hấp thu vitamin B12 (cyanocobalamin) do thiếu hydrocloric acid dịch vị. nên xem xét điều này nếu có biểu hiện triệu chứng lâm sang.
Phải loại trừ khả năng ung thư dạ dày trước khi dùng Pantoprazol cũng như PPI khác cho người loét dạ dày, vì thuốc có thể che lấp dấu hiệu hoặc làm chậm chuẩn đoán ung thư dạ dày.
Cần kiểm tra lại nếu triệu chứng kéo dài hơn 4 tuần mặc dù được điều trị thích hợp
ở bệnh nhân bị suy gan nặng, cần giảm liều hoặc uống cách ngày và theo dõi men gan trong khi dùng thuốc. nếu giá trị men gan tăng thi nên ngưng thuốc ngay.
Acd dạ dày giảm do bất kỳ nguyên nhân nào – bao gồm các chất ức chế bơm proton – làm tăng lượng vi khuẩn hiện diện trong các đường tiêu hóa. Điều trị với thuốc giảm acid có thể tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiêu hóa như salmonella và Campylobacter.

Có thể bạn quan tâm

097284****

8 năm trước bị mèo cắn rồi chạy mất, giờ có nên tiêm phòng dại?

Bạn bị mèo cắn cách đây đã 8 năm mà giờ vẫn khoẻ mạnh bình thường thì rất nhiều khả năng là bạn không nhiễm bệnh dại tại thời điểm đó…

Xem toàn bộ

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X