Hotline 24/7
08983-08983

Thời tiết miền Nam đột ngột lạnh, làm sao giữ ấm cho trẻ nhỏ?

Thời tiết miền Nam lạnh đột ngột, nhiệt độ xuống thấp từ 18-27 độ C. Thời tiết lạnh đột ngột như vậy, cha mẹ cần chú ý phương pháp bảo vệ sức khỏe cho trẻ.

Thời tiết lạnh sẽ kéo dài

Theo ghi nhận của PV, thời tiết lạnh đột ngột, nhiệt độ xuống thấp ở các tỉnh miền Nam khiến tỉ lệ trẻ nhập viện gia tăng.

BS Trần Anh Tuấn (Trưởng khoa Hô hấp, BV Nhi đồng 1) cho biết, tháng 12 năm nay, thời tiết lạnh hơn nên các bệnh về hô hấp ở trẻ tăng lên. Hiện có khoảng 240-250 trẻ nằm viện này điều trị các bệnh liên quan đến viêm hô hấp, viêm phổi, hen suyễn.

Theo dự báo thời tiết từ trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương, nhiệt độ các tỉnh phía Nam những ngày tới tiếp tục duy trì mức thấp, do đó, cha mẹ cần chú ý giữ ấm cho trẻ và tăng cường dinh dưỡng, nâng cao sức để kháng để trẻ không nhiễm bệnh vì thời tiết lạnh.

Thời tiết miền Nam lạnh đột ngột được cho là chịu ảnh hưởng từ 2 cơn bão (bão số 15 - tên quốc tế Kai-tak và bão số 16 - tên quốc tế Tembin).

Thời tiết miền Nam đột ngột chuyển lạnh khiến tỉ lệ trẻ nhập viện gia tăng.
Thời tiết miền Nam đột ngột chuyển lạnh khiến tỉ lệ trẻ nhập viện gia tăng.

Trẻ nên ăn gì khi thời tiết lạnh

Lời khuyên của một số chuyên gia y tế chia sẻ trên tờ Sức khỏe và đời sống cho rằng, khi thời tiết lạnh, cha mẹ không nên cho trẻ ăn những thực phẩm có tính hàn. Ví dụ về thực phẩm có tính hàn cần tránh như: Rau câu, lươn, nghêu sò...

Cha mẹ cũng cần khuyên con tránh xa những đồ ăn vặt, đặc biệt là những đồ ăn lạnh như kem, uống nước lạnh. Thời tiết xuống thấp đột ngột, nếu trẻ dùng những đồ uống lạnh sẽ rất dễ bị sốc nhiệt, ảnh hưởng nguy hại đến sức khỏe.

Chia sẻ trên tờ Khám phá, BS Dzoãn Thị Tường Vi, Viện phó viện Dinh dưỡng Lâm sàng đưa ra lời khuyên về vấn đề này: “Khi chọn các thực phẩm để chế biến món ăn cho trẻ trong mùa đông cần chú ý tránh các món ăn vặt như khoai tây chiên, nước có gas; nghêu, sò; các loại rau củ có tính hàn thực; thức ăn lạnh.

Những món ăn giúp trẻ vượt qua thời tiết lạnh


Cũng theo chia sẻ của BS Tường Vi, tùy theo lứa tuổi mà chế biến các món ăn phù hợp để đảm bảo sức khỏe của trẻ.

- Đối với trẻ nhỏ: Có thể nấu cháo thịt lợn, thịt gà hoặc cháo cá; súp khoai tây, cà rốt thịt bò, gà nấm và súp rau tổng hợp.

- Đối với trẻ lớn: Nên cho trẻ ăn cơm nóng với các món canh nấu nhiều loại thực phẩm như canh khoai tây, cà rốt với thịt hoặc sườn; canh bắp cải,…

Ngoài ra, cần ủ ấm cho trẻ, đặc biệt là khi đi ra ngoài thời tiết giá lạnh, ngoài quần áo, khăn, mũ và tất ấm, cần có thêm khẩu trang cho trẻ.

4 biến chứng nguy hiểm khi trẻ bị cảm lạnh

1. Trẻ bị cảm lạnh chuyển sang viêm tai: Hiện tượng ứ động dịch nhầy trong khoang tai giữa sau màng nhĩ làm trẻ bị ù tai và đau tai nhẹ. Nếu vi khuẩn tiếp tục phát triển, bệnh viêm tai trở nên trầm trọng làm trẻ đau tai nặng hơn.

2. Nguy cơ bị viêm xoang do cảm lạnh: Khi vi khuẩn trong khoang xoang gần mũi sinh sôi đủ để gây nhiễm trùng, đó là khi cảm lạnh chuyển sang viêm xoang.

3. Viêm phế quản do cảm lạnh

Khi trẻ bị cảm lạnh do virus, ho có đờm có thể dẫn đến viêm phế quản khi có thêm những triệu chứng sau:

4. Trẻ bị viêm phổi

Khi dịch nhầy tích tụ quá mức ở phổi, bệnh rất dễ tiến triển xấu thành viêm phổi. Mẹ cần hết sức lưu ý khi thời tiết lạnh, tránh để trẻ bị những biến chứng nguy hiểm do cảm lạnh như thông tin của một số tờ báo uy tín đã đưa kể trên.



Theo P.Thu - Người đưa tin

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X