Hotline 24/7
08983-08983

Thời tiết 32 độ C làm tăng gần 70% nguy cơ đột quỵ

Một nghiên cứu tại Đài Loan công bố: “Ở những người cao tuổi, nguy cơ tử vong do bệnh nhồi máu não (đột quỵ) khi thời tiết 32 độ C tăng 66% so với nhiệt độ từ 27 - 29 độ C (Theo Lancet trang 345 - 353).

Thời tiết nắng nóng gay gắt, nhiệt độ cao làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông, từ đó gây ra đột quỵ (tai biến mạch máu não). Giải pháp ngăn ngừa hình thành và làm tan cục máu đông để phòng ngừa đột quỵ đã trở thành một nhu cầu hết sức cấp thiết trong thời điểm hiện nay.

Hiểm họa đột quỵ trong mùa nóng

Theo thông tin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, trong khi Hà Nội trời trở nóng oi nóng với mức nhiệt cao nhất 35 độ thì Sài Gòn khả năng có mưa dông vào chiều tối. Nền nhiệt này làm gia tăng số người nhập viện, đặc biệt là do đột quỵ tăng cao.

Một nghiên cứu tại Đài Loan công bố: “Ở những người cao tuổi, nguy cơ tử vong do bệnh nhồi máu não (đột quỵ) khi thời tiết 32 độ C tăng 66% so với nhiệt độ từ 27 - 29 độ C (Theo Lancet trang 345 - 353).

Khi thời tiết nắng nóng, cơ thể chúng ta dễ mất nước do đổ mồ hôi để điều hòa thân nhiệt, giảm khối lượng máu, làm tăng chất dịch nhày trong máu, rối loạn hoạt động hệ tim mạch, làm tim hoạt động kém, giảm hiệu suất tống máu, giãn tĩnh mạch, gây thiếu máu nuôi não và nhiều cơ quan khác. Đồng thời các mạch máu có khuynh hướng trở nên lồi lõm làm gia tăng sự hình thành của các cục máu đông. Khả năng điều nhiệt kém của cơ thể theo tuổi tác làm cho nhóm người cao tuổi rơi vào tình trạng báo động đỏ về nguy cơ đột quỵ do cục máu đông.

TS.BS Trần Chí Cường - Giám đốc Bệnh viện Đột quỵ Tim mạch Cần Thơ cho biết: "Hơn 90% bệnh nhân đột quỵ được sơ cứu không đúng cách và được chuyển đến bệnh viện quá muộn sau "thời gian vàng" 6 giờ. Vì vậy, tỷ lệ tử vong do đột quỵ của chúng ta có thể cao hơn gấp 2-3 lần so với thế giới. Đây không chỉ là vấn đề của riêng Việt Nam mà còn với các nước trong khu vực, đặc biệt là các nước đang phát triển. Do đó, việc nhận biết đột quỵ trong cộng đồng mang ý nghĩa rất lớn".

Một số dấu hiệu nhận biết sớm đột quỵ như: đột ngột xây xẩm, chóng mặt, tê yếu tay chân, mệt mõi, mất ngủ, hoa mắt, khó thở, tim đập nhanh và mạnh… Điều nguy hiểm là các dấu hiệu nhận biết sớm diễn ra rất nhanh và hồi phục trong vài phút đến vài giờ. Đồng thời, các dấu hiệu này lại khá giống với biểu hiện cơn say nắng nên mọi người thường bỏ qua, đến khi đột quỵ xảy ra thì đã quá trễ.

Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Xử lý nhanh khi gặp người đột quỵ

Ngoài việc nhanh chóng cấp cứu trong "thời gian vàng" - 3 tiếng đầu tiên, bệnh nhân cần được việc sơ cứu trong lúc chờ đến bệnh viện để giữ mạng sống, giảm nhẹ di chứng.

Đầu tiên, trấn an tâm lý và khuyến khích họ thở sâu. Nới rộng quần áo, chú ý quan sát sắc diện của người bệnh. Nếu bệnh nhân ngừng thở hoặc hôn mê, lập tức hô hấp nhân tạo.

Để bệnh nhân nằm yên với đầu kê hơi cao. Nếu ói mửa, cần đặt người nghiêng sang một bên, tránh để các chất ói mửa từ miệng và mũi khiến bệnh nhân khó thở. Nếu lên cơn co giật, người nhà đặt bệnh nhân nằm nghiêng, dùng khăn vải đặt giữa hai hàm răng để tránh cắn vào lưỡi.

Lưu ý không cạo gió, vắt chanh vào miệng, cúng bái, cố ép bệnh nhân ăn hoặc uống... làm tình hình thêm nghiêm trọng.

Phòng ngừa đột quỵ bằng cách nào?

Theo TS.BS Trương Lê Tuấn Anh - Phó trưởng khoa Bệnh lý Mạch máu não, Bệnh viện Nhân Dân 115, có 6 yếu tố nguy cơ đột quỵ có thể thay đổi được, đó là tăng huyết áp, rối loạn lipid (mỡ) máu, hút thuốc lá, thừa cân/ béo phì, đái tháo đường, lười vận động… Do đó, nếu chúng ta kiểm soát và điều trị tốt các yếu tố nguy cơ thì có thể giúp phòng ngừa đột quỵ.

Ngoài ra, cần khám sức khỏe định kỳ 3-6 tháng để tầm soát bệnh, uống đúng theo toa của BS, chỉ ngưng khi có ý kiến của bác sĩ. Chế độ ăn uống lành mạnh gômg nhiều rau xanh và trái cây, uống nhiều nước, giảm lượng muối.

Thay đổi lối sống cũng góp phần tích cực đến việc phòng ngừa đột quỵ. Bao gồm: Cai thuốc lá, uống rượu bia thích hợp, giảm stress, cần giải tỏa bớt áp lực công việc, tạo cuộc sống lành mạnh bên người thân, tránh ăn chất béo bão hòa, giảm muối, ăn nhiều rau quả và chất xơ, duy trì trọng lượng cơ thể phù hợp, tập thể dục đều đặn ngày 30-60 phút/ 5 ngày/ tuần.

         TÁI KHỞI ĐỘNG CHƯƠNG TRÌNH TƯ VẤN ĐỘT QUỴ

Tiếp nối những thành công của chương trình tư vấn đột quỵ năm 2018, bắt đầu từ 1/5 đến hết tháng 12/2019, AloBacsi tiếp tục
phối hợp với nhãn hàng NattoEnzym của Công ty Dược Hậu Giang tái khởi động chuyên đề “Không còn nỗi lo đột quỵ” với tiêu chí: Tư vấn - giải đáp câu hỏi hàng ngày; Tổ chức các chương trình truyền hình trực tuyến, livestreams trò chuyện với bác sĩ về các vấn đề đột quỵ và Tổ chức các sự kiện thực tế tại các TP lớn như TPHCM, Hà Nội, Cần Thơ...

Mời bạn đọc có các thắc mắc về đột quỵ, tai biến mạch máu não... gửi câu hỏi về email: tuvan@alobacsi.vn để được các bác sĩ, chuyên gia trong ngành tư vấn.


Cổng thông tin Tư vấn Sức khỏe AloBacsi.com

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X