Hotline 24/7
08983-08983

Xử lý răng khôn thế nào?

Tại sao các nha sĩ thường khuyên các bệnh nhân nên nhổ bỏ răng khôn? Trước khi làm việc này, hãy cân nhắc tất cả những ưu và nhược điểm sau:

Răng khôn là gì?

Răng khôn là răng cuối cùng xuất hiện, thường là khi chúng ta trong độ tuổi từ 17 và 25. Khi một người trưởng thành thì những cái răng mọc tận cùng bên trái và bên phải của hàm dưới và hàm trên được gọi là răng khôn.
 
Ảnh hưởng răng khôn

Lý do nha sĩ để thường khuyên bạn nên loại bỏ răng khôn là bởi hầu hết răng khôn thường không mọc thẳng (dù không phải là tất cả). Khoảng 44% răng khôn có góc xiên về phía trước. Khoảng 38% răng khôn mọc hoàn toàn thông qua các đường viền nướu răng, dị tật này được gọi là ảnh hưởng theo chiều dọc.

Trong những trường hợp tương đối hiếm, khoảng 6% mọc hướng về phía sau của miệng hoặc mọc lệch sang một bên. Hiện tượng răng khôn phát triển ở một góc 90 độ với răng lân cận chiếm 3% gọi là ảnh hưởng ngang. Dị tật này ảnh hưởng mạnh nhất tới các răng lân cận.

Tuy nhiên cũng có thiểu số những người có răng khôn mọc thẳng.
 

Nhổ răng khôn dễ dàng

Các nha sĩ cho rằng nếu răng khôn mọc ở hàm trên hoặc ở hàm dưới mà mọc hướng ra phái trước thì sẽ dễ nhổ hơn. Và quá trình nhổ răng sẽ được gây tê.

Ưu điểm của việc loại bỏ răng khôn

Không có nghi ngờ rằng các răng khôn gây ra các vấn đề tiềm năng khi chúng không có sự liên kết tốt và "hòa hợp" với các răng bên cạnh. Khi răng khôn mọc "xộc xệch" so với các răng liền kề thì nó dễ tạo ra lỗ hổng làm cho thức ăn đọng lại và có thể gây sâu răng.

Nếu răng khôn có một phần hoặc hoàn toàn bị mắc kẹt dưới đường viền nướu thì sẽ gây tổn thương, làm cho hàm cứng, dễ bị sâu răng và nuôi dưỡng các vi khuẩn gây bệnh nướu răng. Vị trí răng không thích hợp sẽ khó cho việc đánh răng và dùng chỉ nha khoa. Hơn nữa, chúng ta thường bị đau khi mọc răng khôn, nhiều người không chịu được nên đã phải tìm đến nha sĩ.

Chảy máu là điều khó tránh khỏi khi nhổ răng khôn và súc miệng chỉ làm cho tình hình tồi tệ hơn. Đó là bởi vì mỗi khi súc miệng bạn có thể đánh bật các cục máu đông nhỏ chặn dòng chảy của máu, làm cho máu tiếp tục chảy. Để cầm máu, hãy đặt một miếng gạc sạch trên mặt răng và cắn xuống, nhưng đừng nên làm điều này thường xuyên, chỉ giữ cho tới khi máu cầm thì thôi.

Sau khi phẫu thuật nên tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ phẫu thuật, tránh hút thuốc lá, khạc nhổ, uống bằng ống hút hoặc chơi nhạc cụ nào đó bằng miệng. Những hoạt động này có thể làm cho các cục máu khô rơi ra ngoài sớm.
 
Nhược điểm của việc loại bỏ răng khôn

Ngay cả khi bác sĩ phẫu thuật răng miệng của bạn có kỹ năng tuyệt vời, vẫn còn có những lý do bạn có thể không thực sự muốn nhổ răng khôn của mình.

Trong những trường hợp hiếm hoi, việc loại bỏ răng khôn không thành công có thể gây tổn thương các dây thần kinh phế nang kém, làm cho cằm và miệng thấp hơn, hoặc dây thần kinh ngôn ngữ, kiểm soát sự chuyển động của 2/3 lưỡi và nướu răng ở phía bên đó của miệng. Chấn thương này là tạm thời, nhưng nó có thể là vĩnh viễn.

Nhìn chung, tất cả các vấn đề sức khỏe liên quan với răng khôn đều có liên quan đến sức khỏe tổng thể. Các răng khôn có thể là nơi đưa vi khuẩn truyền nhiễm từ nướu răng và "di chuyển" qua đường máu. Các vi khuẩn có thể gây ra nhiễm trùng nướu răng cũng có thể lây nhiễm cho tim và thận.

Hiệp hội các bác sĩ phẫu thuật răng miệng Hoa Kỳ khuyên những ai có răng khôn mọc nhiều hơn 3mm thì nên đi nhổ bỏ để tranh các nhiễm trùng chẳng may có và làn rộng đến tim, thận, xoang, nhiễm trùng nướu hoặc các dây thần kinh mặt liền kề.

Theo Thủy Minh - aFamily/Health

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X