Hotline 24/7
08983-08983

Xóm hành tỏi giữa Sài Gòn vào vụ Tết

Cuối năm, người dân xóm trọ nghèo nằm ven đại lộ Võ Văn Kiệt, đoạn qua cầu Lò Gốm (quận 6), hối hả với nghề lột vỏ hành tỏi.

" style="width: 450px; height: auto; display: block; margin: 0px auto;">
Xóm  hành tỏi hay "xóm Chùa", hiện có khoảng 30 hộ dân chuyên làm nghề lột vỏ hành tỏi. Người dân ở đây chủ yếu là người lao động nghèo, đến từ nhiều nơi như Bạc Liêu, Sóc Trăng, Quảng Trị và thậm chí Campuchia.

" style="width: 450px; height: auto; display: block; margin: 0px auto;">
Chị Kiều Trang, quê Sóc Trăng, cho biết đã theo nghề lột vỏ hành tỏi được gần 3 năm nay. "Nghề hành tỏi ở đây có 9-10 năm nay rồi. Tôi mới làm nhưng cũng không dư dả nhiều, chỉ tạm đủ nuôi ba con nhỏ", chị Trang chia sẻ.

" style="width: 450px; height: auto; display: block; margin: 0px auto;">
"Mỗi ngày, một người có thể làm 30-40 kg hành tỏi, thu nhập 3-4 triệu đồng một tháng nhưng cũng cực lắm vì làm từ sáng đến tối, làm nhiều thì cay mắt. Chưa kể tiền thuê nhà trọ và chi tiêu sinh hoạt ở đây cũng cao nữa", chị Hằng, quê Quảng Trị, nói.

Đặc thù của nghề lột vỏ hành tỏi thường xuyên tiếp xúc với các loại dao sắc nên người làm thường phải đeo bao tay bảo vệ.

" style="width: 450px; height: auto; display: block; margin: 0px auto;">
Theo chị Kiều Trang, đang là thời điểm cận Tết nên lượng hành tỏi đổ về xóm rất nhiều. "Mấy ngày này, hàng hóa về nhiều nên bà con tranh thủ làm, chứ vài bữa tới Tết Nguyên đán sẽ không còn hàng vì các công ty, xí nghiệp sẽ nghỉ hết trơn", chị Trang cho biết.

" style="width: 450px; height: auto; display: block; margin: 0px auto;">
Ông Nguyễn Văn Hoàng, chủ một xưởng chuyên làm hành tỏi trong xóm cho biết, hành tỏi được nhập từ nhiều nơi như Lý Sơn, Sóc Trăng, Khánh Hòa và cả Trung Quốc. "Mỗi ngày, tôi nhập hàng chục tấn hành tỏi, rồi lột vỏ thô bằng máy. Sau đó, các hộ dân trong xóm sẽ đến nhận hàng để chế biến và đóng gói", ông Hoàng nói.

" style="width: 450px; height: auto; display: block; margin: 0px auto;">
Bà Lý Thị San, quê Sóc Trăng là một trong những người làm nghề lâu năm trong xóm. "Lột vỏ mỗi ký hành tỏi được 1.500 đồng, chỉ đủ chi tiêu tiền nhà trọ, tiền ăn uống hàng ngày. Nhưng ở đây ba mẹ con tôi có việc để làm còn hơn ở quê", bà San nói.

" style="width: 450px; height: auto; display: block; margin: 0px auto;">
Sau giờ lột hành tỏi, Lý Thị Thanh Trúc (19 tuổi), quê Sóc Trăng tranh thủ bôi son môi. "Lột hành tỏi nhiều nên mắt và môi khô, cay sè nên em thường xuyên dùng thuốc nhỏ mắt, bôi son cho đỡ cay", Trúc giải thích.

Phần lớn người làm nghề hành tỏi trong xóm Chùa là phụ nữ bởi sự dẻo dai, tỉ mỉ. Công việc có lúc nặng nhọc, lúc nhẹ nhàng nên họ thường tự giúp đỡ nhau khi làm việc.

" style="width: 450px; height: auto; display: block; margin: 0px auto;">
Bà Lê Thị Tuyết, 64 tuổi, đã theo nghề lột vỏ hành tỏi nhiều năm nay và cảm nhận rõ sự ảnh hưởng của nghề đối với đôi mắt. "Lúc trước mắt tôi sáng và xanh như mắt mèo, nhưng sau nhiều năm làm nghề, nó ngày càng đục và mờ đi", bà Tuyết chia sẻ.

Một em bé người Campuchia ngồi đợi mẹ lấy hành tỏi tại xưởng để về nhà lột vỏ, chế biến.

" style="width: 450px; height: auto; display: block; margin: 0px auto;">
Chị Loan, người dân trong xóm phụ giúp hai người phụ nữ Campuchia chất hành tỏi lên xe. "Người Campuchia ở đây hiền lành lắm nhưng ít nói, mà nói mình cũng không hiểu nên giúp được là giúp thôi à", chị Loan nói.

Một gia đình Campuchia chở những bao hành tỏi về nhà để tiếp tục lột vỏ và chế biến thành sản phẩm. 

Theo Thành Nguyễn - VnExpress

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X