Hotline 24/7
08983-08983

Xe không chính chủ: Lỗi tại Hà Nội?

Dù Bộ Công an đã giải thích, nhưng vẫn còn không ít tranh cãi quy định "Từ 2017, phạt người đi xe máy không sang tên đổi chủ".

Lỗi tại Hà Nội?

Bạn đọc congtran4 (ctran2898@...) thắc mắc: Tôi là người bán xe. Ban đầu người mua xe cam kết sang tên đăng ký nhưng về sau không chịu sang tên thì tôi biết làm thế nào? Luật quy định, chủ xe cũ phải chịu trách nhiệm - tôi thấy chưa khả thi khi vận dụng thực tế.

"Nếu tôi có xe bán cho một người khác, khi bán xe người mua (hợp đồng miệng) chịu trách nhiệm sang tên đổi chủ. Nhưng thời gian bán xe đã quá lâu mà người chủ sau đã bán xe qua nhiều người khác nữa, vậy người chủ sở hữu ban đầu bán xe có bị phạt khi xe không được sang tên đổi chủ không?" - bạn đọc Võ Văn (doanbtchd@...) băn khoăn.

Xe không chính chủ: Lỗi tại Hà Nội?

Từ email phamngocquang70@..., bạn đọc Quang cho rằng, người dân không đăng ký xe một phần lỗi do Hà Nội đã có thời gian không cho phép người dân đăng ký xe thứ 2 nên rất nhiều người đã phải mượn tên để đăng ký xe máy. Vậy, người ban hành chính sách chưa phù hợp như vậy thì ai chịu trách nhiệm?

Còn bạn đọc Vũ Hùng (Dieutpvungtau@...) đưa quan điểm, thủ tục đăng ký còn nhiều rắc rối. Ví như mua xe đã qua nhiều đời chủ giờ không biết người đứng tên ở đâu. Vì vậy, khi mua lại xe cũ cần giấy chuyển nhượng lại và đăng ký xe sẽ đơn giản hơn?

Đồng quan điểm, bạn đọcBanvinh@..., đặt vấn đề, trường hợp người đứng tên trong đăng ký chủ xe bán cho người khác mà lại chết rồi thì việc sang tên thì thực hiện như thế nào?

Trường hợp khác dẫn câu chuyện bản thân: "Tôi mua xe cũ từ năm 2000, ở Hậu Giang. Giờ tôi đang làm việc ở TPHCM, không còn giữ liên lạc của người bán thì tôi phải làm thế nào?". 

Tương tự, bạn đọc Calvin nguyen (Ng.long0702@...) chia sẻ, tôi và vợ sinh sống tại HCM mua xe biển Hà Tĩnh, giờ chuyển về Khánh Hòa sống. Giá trị xe cũ chỉ có mấy triệu, nhưng tôi không thể tìm được người bán để sang tên một phần không có kinh phí đi lại...

Đường tắc sẽ càng tắc

Trước những thắc mắc nêu trên, bạn đọc Vũ Hùng (hunghq0107@...) cho rằng, luật đưa ra phải phù hợp với cuộc sống xã hội, không thể áp đặt. Đây là vấn đề liên quan tới cuộc sống, cần có góp ý của người dân để quy định hợp lý hơn...

Bởi theo giải thích của lãnh đạo Bộ Công an, bạn đọc Hoàng Quân (Quan67@...) lập luận, để chứng minh là người trong nhà: chồng, vợ, con khi đi xe gắn máy ra đường - cần mang theo hồ sơ nào đây? Có lẽ phải quy định hàng loạt giấy phép con cho đồng bộ với quy định mới từ 1/2017.

"Vậy nếu cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị em, con cái đi xe của nhau không có giấy tờ gì chứng minh làm sao giải thích cho CSGT biết" - bạn đọc Tiến Quốc viết. Với quy định này, ra đường phải mang hết giấy tờ đi cũng nguy hiểm nếu rơi mất...

Ở góc độ khác, bạn đọc Bình Dương (d.binh79@...) đặt vấn đề: Anh, em, vợ chồng trong nhà đi xe của nhau thì dễ. Nhưng bạn bè hoặc anh em họ hàng mượn nhau cũng bị phạt hay sao. Quy định không nên cứng nhắc quá, làm khó cho người dân.

Bạn đọc Nguyễn Thị Thu Trang thì cho hay, việc xử phạt người đi sai phương tiện chỉ tăng thêm lượng xe may làm ách tắc giao thông. Bởi, anh chị em ở chung nhà 3, 4 thế hệ, nhà chật chội - đôi khi xe nào để ngoài thì lấy đi. Thay vì phạt đi xe không đổi chủ, CSGT nên xử phạt người đi không đúng qui định, xử nặng người đi ngược chiều gây nguy hiểm...

Bạn đọc Bách Nghệ nêu giả thiết, 1 gia đình có 8 người, chỉ có 1 xe, sợ đi xe không chính chủ, cả nhà đang bàn mua thêm 7 xe nữa để góp phần gây thêm tắc đường, ngược với chủ trương hạn chế phương tiện tham gia giao thông.

Đồng quan điểm, bạn đọc Nam Thanh cho rằng, nếu thực hiện đúng quy định này thì mỗi người trong gia đình phải trang bị 1 chiếc xe. Như vậy, sẽ không giảm được phương tiện tham gia giao thông như kỳ vọng của Hà Nội.

Phạt người đi xe máy không sang tên là tốt?

Ngược quan điểm với số đông ý kiến không đồng tình, bạn dọc nguyentienhau87@... đưa quan điểm, đã từng đọc bài báo "Người Việt Nam xấu tính" - đụng vào lợi ích bản thân là la ó lên. Sao mọi người không nghỉ tới lợi ích xã hội. Việc này rất tốt để phòng chống tội phạm xã hội, vì rất nhiều vụ án tra thông tin xa không ra. Hơn nữa, khi có ý kiến nên xem kỹ luật sẽ thấy nhiều mục nhỏ thi hành như thế nào. Và luật này phạt người mua - bán xe không sang tên đổi chủ là hợp lý.

Tuy nhiên, bạn đọc danhchanviet@... lại cho rằng, chỉ cần cầm đăng ký xe là đủ. Bạn đọc Phạm Văn Thắng tiếp lời, nhiều người dân tích góp cả đời mới mua được cái xe máy để đi lại đã phải nộp rất nhiều phí rồi, thì phải có quyền với tài sản đó. Quyền dùng chung, quyền cho, quyền tặng, quyền cho mượn, quyền bán....

Bạn đọc Dung Bình đưa lập luận cá nhân, sang tên cũng được nhưng thủ tục sang tên nên đơn giản hóa. Ví dụ chỉ cần CMT, giấy đăng ký xe và xác nhận của phường đó là xe của mình.

Bạn đọc Bac Tran đề xuất: Tại sao không cấp biển số xe suốt đời? Khi bán, người chủ thu hồi bảng số xe của mình buộc chủ mới phải làm thủ tục sang tên. Như thế sẽ tiết kiệm chi phí quản lý.

Mặc dù quy định đến 1/1/2017 mới có hiệu lực nhưng bạn đọc Le Tran vẫn không đồng thuận với việc phạt xe không chính chủ.

Độc giả Đinh Thông (dinhthongns@...)  cũng cho rằng, quy định này chưa thực tế, cần xem lại.

Theo Nguyễn Hiền - VietNamNet

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X