Hotline 24/7
08983-08983

Việt Nam là khởi điểm để Tổng thống Obama chạy đua củng cố TPP

“Không có gì dễ dàng ở Washington trong những ngày này,” Obama khẳng định với những người tham dự cuộc thảo luận bàn tròn cùng các nhà lãnh đạo doanh nghiệp hôm thứ ba tại TPHCM.

Tổng thống Obama trong chuyến thăm Việt Nam. Ảnh: AP.

Tổng thống Obama đang tranh thủ thời gian còn tại vị để củng cố một hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương mà những người thừa kế tiềm năng của ông đều phản đối.

Trong khi đó chính phủ của ông đang để mắt tới một cuộc chiến đang lờ mờ hiện ra trên đồi Capitol, và đang đôn đốc thực hiện càng nhiều càng tốt hiệp định phức tạp này.

Nỗ lực khởi đầu ở Việt Nam, nơi ông Obama đã dành ba ngày qua để chào hàng những giá trị của 12 quốc gia thành viên TPP, vốn liên kết 40% nền kinh tế toàn cầu, và trấn an các nhà lãnh đạo Việt Nam rằng Quốc hội, điểm then chốt, cuối cùng cũng sẽ vượt qua các chông gai chính trị thương mại và sẽ phê chuẩn hiệp ước.

“Không có gì dễ dàng ở Washington trong những ngày này,” Obama khẳng định với những người tham dự cuộc thảo luận bàn tròn cùng các nhà lãnh đạo doanh nghiệp hôm thứ ba tại TPHCM, trung tâm của một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất châu Á.

“Tuy nhiên, mặc dù đôi khi thiếu sự hợp tác của Quốc hội, tôi vẫn có thể đạt được nhiều thỏa thuận.”

Thông thường, một chính phủ tổng thống chế sẽ chờ đợi cho đến khi Quốc hội phê chuẩn một hiệp định thương mại trước khi đưa nó vào thực thi với các nước thành viên.

Nhưng chỉ với tám tháng còn tại vị và tất cả các ứng viên tổng thống Hillary Clinton, Donald Trump và Bernie Sanders đều chống lại hiệp ước, Obama và các cố vấn của ông dường như đi đến kết luận rằng họ phải tăng tốc tiến trình dài dằng dặc này để bảo lưu hiệp định thương mại này.

“Trong trường hợp này, chúng tôi đã quyết định đẩy nhanh kết quả,” Đại diện thương mại Mỹ Mike Froman nói.

“Qua tham vấn với Quốc hội, chúng tôi đã làm việc với các nước trong vùng về các bước khác nhau cần thiết để bản thân họ tuân thủ TPP.”

Ông dẫn chứng Việt Nam như là một ví dụ và cho biết các viên chức Hoa Kỳ đã đi đến Việt Nam trong vài tháng qua để thảo luận về các nghĩa vụ của Việt Nam theo thỏa thuận.

TPP sẽ tạo ra vùng thương mại tự do lớn nhất thế giới, làm sâu sắc các quan hệ kinh tế giữa Mỹ và các đối tác đã ký kết gồm Canada, Mexico, Nhật, Úc và Singapore.

Chính quyền cho biết cuối cùng hiệp định sẽ loại bỏ hơn 18.000 loại thuế quan mà các nước khác áp lên hàng nhập khẩu của Mỹ như dệt may, hóa chất, trái cây, thịt bò, rượu vang và bia.

Một báo cáo độc lập được phát đi hồi tuần trước phân tích tác động kinh tế của TPP lên nước Mỹ đã dọn đường cho Quốc hội bắt đầu xem xét chính thức thỏa thuận lần cuối cùng.

Tòa Bạch Ốc cho biết đã có sự tư vấn thường xuyên với các lãnh đạo Quốc hội về chiến lược pháp lý tốt nhất đang tiến triển, và muốn thấy hiệp ước được phê chuẩn càng sớm càng tốt.

Nhưng cả những nhà lãnh đạo đảng Dân chủ và Cộng hòa trong Quốc hội đều nói họ không muốn tổ chức một cuộc bỏ phiếu trong khi sức nóng của một chiến dịch tranh cử tổng thống qua đó ba ứng viên còn lại không chấp thuận hiệp ước.

Tòa Bạch Ốc cho biết cả Mỹ và những nước ký kết đều không muốn mở lại các thỏa thuận khiến cho các thay đổi có thể mang lại các ủng hộ chính trị nhiều hơn ở đây.

Nhưng bằng cách bắt đầu triển khai áp dụng với các nước như Việt Nam, cơ quan này có thể đạt được các bước khả dĩ giúp họ thuyết phục các thành viên khó tính của Quốc hội tin tưởng hơn rằng các đối tác của Mỹ sẽ tuân theo các điều khoản đã đạt được thỏa thuận hồi mùa thu năm ngoái.

Một số thành viên đối lập trong Quốc hội đặc biệt hoài nghi về điều họ thấy rằng, nhiều khoản quá hào phóng dành cho Việt Nam như thực hiện các tiêu chuẩn lao động và môi trường mới của thỏa thuận này, cũng như một mốc thời gian kéo dài dành cho việc thành lập các công đoàn độc lập.

Và một báo cáo từ Ủy ban thương mại quốc tế phát đi hồi tuần trước cho thấy rằng thỏa thuận này sẽ đẩy thu nhập thực tế hàng năm của Mỹ lên một mức khiêm tốn 57,3 nghìn tỷ USD vào năm 2032, tạo lý do để các kẻ đối lập trong tầng lớp lao động cho rằng tác động tiềm năng của thoả thuận đối với ngành chế tạo của Mỹ là quá nghiêm trọng.

“Báo cáo tai hại đến độ bất kỳ quan sát viên có đầu óc nào đều sẽ ngạc nhiên tại sao chính phủ hoặc Quốc hội để ra dù chỉ hơn một ngày để xoay trở đề xuất thảm hại này thành hiện thực,” chủ tịch Tổng liên đoàn lao động (AFL-CIO) Mỹ Richard Trumka nói.

Khả năng của chính phủ tiếp tục khắc phục những quan ngại của bên lập pháp sẽ là chìa khóa cho việc định thời gian của bất kỳ cuộc bỏ phiếu thông qua nào, Chủ tịch Ủy ban ngân sách Hạ viện Kevin Brady, người ủng hộ cái mà ông gọi là một thỏa thuận “không hoàn hảo”.

“Chúng ta không thể đạt tiến bộ cho đến khi chính phủ khắc phục các mối quan ngại của đại biểu trên các mặt quan trọng của thỏa thuận,” ông nói và yêu cầu phải có sự bảo đảm trở lại từ phía Tòa Bạch Ốc rằng các đối tác của hiệp ước thực hiện thỏa thuận và rằng điều đó có lợi cho Hoa Kỳ.

Để đạt được sự ủng hộ của Quốc hội, chính phủ ông Obama tạo ra một trường hợp quen thuộc xoay quanh câu hỏi: Trung Quốc sẽ làm gì?

Trong nỗ lực tạo sức ép lên Đồi Capitol để bảo đảm thông qua một biện pháp sơ bộ then chốt, các viên chức chính phủ thấy rằng đưa ra bóng ma Trung Quốc đang soạn thảo các luật lệ thương mại quốc tế là một trong những lý lẽ thành công nhất của họ.

Trường hợp đó của họ diễn ra như sau: Hiệp định được soạn đặt ra các tiêu chuẩn ở những nơi mà Hoa Kỳ đã đạt được giao thương đáng kể, trong khi làm giảm thuế quan ngăn trở hàng Mỹ bán vào các nước đó.

Và nếu Mỹ phải lùi lại, Trung Quốc có thể nhào vào khoảng trống đó và tạo ra thỏa thuận theo cách của họ, có khả năng mở rộng ảnh hưởng của họ trong khi làm giảm trừ ảnh hưởng của Hoa Kỳ.

Giai cấp trung lưu đang phát triển của Việt Nam là một thị trường màu mỡ đối với hàng hóa Mỹ, nhất là xuất khẩu máy móc và xe cộ. Hôm thứ hai, Obama đã nắm trong tay “bằng chứng” này khi các hãng Mỹ trong đó có Boeing và GE ký kết các hợp đồng thương mại trị giá 16 tỷ USD ở Việt Nam.

Trong một lời ngỏ trước người dân Việt Nam, Obama nói rằng ông ủng hộ mạnh mẽ thỏa thuận để “các bạn cũng có thể mua hàng hóa của chúng tôi, hàng “made in America” nhiều hơn.”

Không nêu tên Trung Quốc ra, nhưng ông ám chỉ đến “những lợi ích chiến lược quan trọng” của hiệp ước, cho rằng điều đó sẽ cho phép Việt Nam “bớt lệ thuộc vào bất kỳ đối tác thương mại nào và tận hưởng mối quan hệ rộng rãi hơn với nhiều đối tác hơn, trong đó có Hoa Kỳ.”

“Vì vậy bây giờ chúng ta phải làm cho hiệp ước đạt được - vì sự thịnh vượng kinh tế và an ninh quốc gia của chúng ta,” ông nói.

Lập luận của ông Obama tạo nên không khí chính trị, chống lại sự chỉ trích gay gắt về việc Trung Quốc chống lại chủ nghĩa dân tộc và hùng biện chống thương mại của Trump, một chiêu trò chính trị nhưng lại là một chiêu mà những người ủng hộ hiệp ước của Quốc hội cũng đã chấp nhận.

“Bạn nghe rất nhiều về các diễn từ của các ứng viên tổng thống, rằng họ muốn dựng lên “Pháo đài Mỹ”, họ muốn xây các bức tường,” Dân biểu Ron Kind bang Wisconsin, người đứng đầu khối đảng Dân chủ ủng hộ hiệp định thương mại trong Quốc hội, nói.

“Chúng ta có thể ngồi vào bàn, hình thành các quy ước toàn cầu hóa hoặc điều đó được người khác làm cho chúng ta. Và đấy thực sự chính là quyết định mà chúng ta đối mặt.”

Mốc thời gian lạc quan nhất để quốc hội bỏ phiếu dường như rơi vào phiên quốc hội cuối nhiệm kỳ.

Ông Obama mới đây dự đoán các nhà làm luật có thể bỏ phiếu ít nhất sau khi mùa bầu cử sơ cấp kết thúc.
Không quá nhanh như thế, một lãnh đạo đảng Dân chủ cảnh báo.

“Ông ta có một cái nhìn lạc quan hơn về các cơ hội [dành cho hiệp định] hơn chính tôi trong lúc này,” Đại biểu Richard J. Durbin, bang Illinois, một người kiểm tra thuộc thiểu số, nói.

Theo ông, hiệp ước “sẽ gặp phải một thời điểm khó khăn để thông qua Thượng viện” hiện nay.

“Điều gì cũng có thể xảy ra” trong phiên họp cuối nhiệm kỳ sau cuộc bầu cử vào tháng 11, Durbin cho biết.

“Nhưng khi tôi nghĩ đến nhiều vấn đề làm thế nào để kịp hoàn thành trong phiên họp cuối nhiệm kỳ, bạn đang đặt nhiều gánh nặng lên đôi cánh mỏng manh.”

Các viên chức chính phủ, dầu vậy, đang phấn khởi trước thực tế là các đảng viên Dân chủ đặc biệt đã ủng hộ TPP tới nay không phải chịu các hậu quả chính trị, mặc dầu từng có lời thề của các nhóm công đoàn hồi năm ngoái thách thức họ trong bầu cử sơ bộ.

Mười trong số 28 đảng viên Dân chủ đã bỏ phiếu ủng hộ luật hỗ trợ nhanh sơ bộ hồi tháng 6 đã đắc cử vòng sơ bộ, tất cả đều trúng cử cao và không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hơn một nửa ứng viên Dân chủ không gặp phản ứng trong những vòng sơ bộ tới.

Cho đến khi có lịch bỏ phiếu, sẽ không ngạc nhiên khi thấy rằng nhiều dân biểu sẽ bảo vệ “lá bài cược” của họ và sẽ trung lập, hoặc có thể xoi mói một vài điều khoản,” Kind nói.

Theo Trần Bích - Tiếp thị thế giới/ Theo Los Angeles Times, BSA

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X