Hotline 24/7
08983-08983

Vì sao từ đảo Sinh Tồn chiến sĩ không bắn tàu Trung Quốc, hỗ trợ Gạc Ma?

Đại tá Nguyễn Văn Dân và con tàu vận tải HQ-604 bị tàu chiến Trung Quốc nã pháo, bắn cháy, đang chìm xuống biển ngày 14/3/1988.

Vì sao từ đảo Sinh Tồn chiến sĩ không bắn tàu TQ, hỗ trợ Gạc Ma?Đại tá Nguyễn Văn Dân và con tàu vận tải HQ-604 bị tàu chiến Trung Quốc nã pháo, bắn cháy, đang chìm xuống biển ngày 14/3/1988


Không có lệnh không cho nổ súng

Đại tá Nguyễn Văn Dân (nguyên Phó tham mưu trưởng vùng 4 Hải quân) là người chỉ huy cụm 2 Trường Sa (cụm Sinh Tồn, bao gồm Gạc Ma, Len Đao, Cô Lin) trong CQ88, khi được hỏi, tại sao từ đảo Sinh Tồn, chúng ta không nổ súng bắn tàu TQ để hỗ trợ Gạc Ma?

Đại tá Dân cho hay, do khoảng cách quá xa và trang bị phương tiện của chúng ta lúc đó cũ nên không thể bắn sang hỗ trợ được.

"Không hề có chuyện mình thả lỏng hay dễ dàng để Trung Quốc chiếm đảo, nhưng lúc đó khoảng cách từ đảo Sinh Tồn tới đảo Gạc Ma là hơn 12 hải lý nên phương tiện, vũ khí của mình không thể bắn tới được hỗ trợ cho anh em", Đại tá Dân nói.

Chưa kể, lúc đó, các tàu của ta đưa ra chủ yếu là các phương tiện vận tải, anh em công binh ra giữ chủ quyền, chứ không đưa tàu chiến ra để đối đầu, nổ súng.

Trong khi đó, Trung Quốc huy động các phương tiện rất lớn, đầy đủ, có tàu chở người, tàu chiến, thậm chí tàu tuần dương, chưa kể tên lửa phóng từ xa...

Nguyên phó tham mưu trưởng vùng 4 hải quân cũng lên tiếng mạnh mẽ bác bỏ những thông tin cho rằng, đã có lệnh từ cấp trên không cho phép nổ súng vào ngày 14/3/1988.

"Vào thời điểm đó, nhiệm vụ của bộ đội ta khi lên đảo Gạc Ma là xây dựng đảo và khi đó, cùng với lá cờ tổ quốc thì có 2 khẩu súng AK 47 cũng được bộ đội đem theo để bảo vệ cờ.

Khi lính Trung Quốc với vũ khí đầy mình tiến lên đảo, nổ súng tấn công, nhiều anh em đã ngã xuống nhưng vẫn cương quyết bảo vệ bằng được lá cờ. Trong trận chiến không cân sức đó thì 64 anh em chiến sỹ ta đã mãi mãi ra đi.

Còn ở đây, khi đó, tôi là chỉ huy chung của các tàu nhưng cũng không hề có mệnh lệnh nào là không cho anh em chiến sỹ nổ súng cả.

Nếu có, đó chỉ là mệnh lệnh không được nổ súng trước mà thôi, bởi lẽ, quan điểm nhất quán của chúng ta luôn muốn hòa bình, kiềm chế, không bao giờ khiêu khích trước cả", Đại tá Dân nêu rõ.

Cũng theo Đại tá Dân, là một người chỉ huy, không bao giờ có chuyện ông lại để cho kẻ địch bắn vào cán bộ, chiến sỹ của mình mà lại không có hành động tự vệ, nổ súng trở lại.

"Tôi không biết thông tin này từ đâu nhưng khi đi chiến đấu thì phải có súng, tuy nhiên, sử dụng súng như thế nào thì phải phụ thuộc vào hoàn cảnh và không có người chỉ huy nào lại để anh em của mình làm bia đỡ đạn của quân thù cả.

Chúng ta đã kiềm chế và không nổ súng trước nhưng sau khi địch nổ súng, sát hại anh em, chúng ta đã chống trả lại nhưng đúng là tương quan lúc đó, họ hơn chúng ta rất nhiều và mọi chuyện đã diễn ra như lịch sử.

Chúng tôi cũng chỉ mong là, mọi người khi đưa thông tin hãy đưa trung thực, khách quan, bởi những gì không đúng, đang làm tổn thương đến anh linh của anh em và những người còn sống", Đại tá Dân nhấn mạnh.

Dưới họng súng của Trung Quốc, chiến sỹ hải quân Việt Nam đã chiến đấu đến hơi thở cuối cùng cho chủ quyền của Tổ quốc.Dưới họng súng của Trung Quốc, chiến sỹ hải quân Việt Nam đã chiến đấu đến hơi thở cuối cùng cho chủ quyền của Tổ quốc


Cùng với đó, cựu chiến binh Lê Văn Thoa, 1 trong 9 người bị Trung Quốc bắt giữ sau trận hải chiến 14/3/1988 ở Gạc Ma cũng khẳng định, không hề có lệnh nào không cho nổ súng chống lại kẻ thù lúc đó.

"Ở đây chỉ là không được nổ súng trước còn nếu không nổ súng thì sao có chuyện chúng ta chống trả lại, khiến nhiều lính Trung Quốc bị thương vong, phải bỏ xuồng nhảy xuống biển bơi về tàu.

Chúng tôi, những người còn lại sau cuộc chiến mong rằng, mọi người hãy đưa thông tin chính xác, đừng để ảnh hưởng đến các anh em đã ngã xuống", cựu binh Thoa bày tỏ.

Mong mỏi đưa hài cốt các anh trở về

Đại tá Dân kể lại, đêm 13/3/1988 ông được lệnh lên tàu HQ 614, chỉ huy lực lượng hành quân ngay lên phía đảo Sinh Tồn.

Khi đi ở khoảng giữa Châu Viên và Phan Vinh thì có hai tàu Trung Quốc đến kèm, phá sóng. Tàu của ông bị mất liên lạc với đất liền.

Cũng do bị tàu Trung Quốc chặn đường, nên đến chiều ngày 14/3, tàu của ông mới đến được đảo Sinh Tồn, lúc đó, HQ 604, HQ 605 đã bị bắn chìm, HQ 505 đã lao lên Cô Lin.

Ngay khi nghe tin anh em chiến sĩ bị quân đội Trung Quốc thảm sát, bắn chìm tàu, ông Dân đã chỉ huy tàu từ đảo Đá Đông lao nhanh đến đảo Gạc Ma tìm kiếm thương binh, tử sĩ, nhưng tàu chiến Trung Quốc liên tục ngăn cản và đe dọa.

Đêm 14, tàu của ông mới đưa được anh em bị thương lên đảo Sinh Tồn để cứu chữa và anh em hy sinh về an táng. Đến ngày 15/3, ông cùng anh em tiếp tục ra khu vực tàu HQ 605 và HQ 604 để tìm kiếm, xác định vị trí tìm.

Bức tranh miêu tả cuộc chiến đấu bảo vệ đảo Gạc Ma 14-3-1988 (đang được treo tại Phòng Truyền thống của Vùng 4 Hải quân)
Bức tranh miêu tả cuộc chiến đấu bảo vệ đảo Gạc Ma 14/3/1988 (đang được treo tại Phòng Truyền thống của Vùng 4 Hải quân)

Tại đảo Gạc Ma lúc đó, Trung Quốc đã lập chòi nhỏ và tàu HQ 604 thì không còn thấy dấu vết gì. Sau đó, khi lực lượng ta tập trung tìm kiếm thì bị tàu Trung Quốc ngăn cản, không cho vào khu vực Gạc Ma.

Sau đó, các lực lượng cũng xác định, do tàu thả neo ở Tây Nam Gạc Ma nên khi bị tàu Trung Quốc bắn thì chìm rất sâu, không còn thấy dấu.

Riêng tàu HQ 605 thì xác định được vị trí chìm cạnh Len Đao nên đã thả neo đánh dấu. Tuy nhiên, sau đó, dù cố tìm kiếm nhưng, anh em cũng không tìm được xác của một đồng chí hy sinh cùng tàu.

Những ngày tìm kiếm các tàu và chiến sĩ ta hy sinh sau đó, theo ông Dân là những ngày vô cùng căng thẳng và khắc nghiệt, có thời điểm hết cả lương thực, nước uống, thậm chí có cả tin đồn ông hy sinh vì tàu bị mất liên lạc tưởng bị Trung Quốc bắn chìm...

"Những gì đã xảy ra ở Gạc Ma ngày 14/3/1988 và sau đó vẫn còn nguyên vẹn trong tâm trí của tôi. Anh em, chiến sĩ, đồng đội của chúng tôi đã chiến đấu hết sức anh dũng, ngoan cường đến những giờ phút cuối cùng để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của tổ quốc.

Sự hy sinh anh dũng của các anh em đã đi vào lịch sử hào hùng của dân tộc và chúng ta không bao giờ được lãng quên điều đó.

Nhưng điều mong mỏi lớn nhất lúc này, chính là làm sao có thể đưa được hài cốt của các anh em trở về, đó không chỉ là ước nguyện của người thân mà còn của các thế hệ", Đại tá Dân nói.

Theo Hoàng Đan - Trí thức trẻ

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X