Hotline 24/7
08983-08983

Vật lộn với đại dương trục vớt phi cơ rơi xuống nước

Máy bay rơi xuống biển thường hư hại hoàn toàn nhưng các nước vẫn bỏ nhiều tiền của, công sức trục vớt nhằm tìm thi thể nạn nhân và xác định nguyên nhân, tránh thảm kịch tương tự.

Trục vớt mảnh vỡ máy bay chìm dưới đáy biển là thách thức lớn với lực lượng tìm kiếm, cứu nạn sau mỗi sự cố hàng không. Thời tiết thất thường, khó tiếp cận vật thể vì nó chìm sâu dưới nước, sự thay đổi của các dòng hải lưu... là những lý do khiến việc đưa những khối kim loại nặng hàng tấn nổi lên mặt biển gặp muôn vàn khó khăn.

Vớt máy bay bằng dây cáp

Trong tất cả các vụ việc, người ta đều phải dùng dây cáp và cần cẩu công suất lớn để đưa những chiếc máy bay hoặc mảnh vỡ lên tàu hoặc đất liền. Đây là cách thức phổ biến nhất, có thể áp dụng dễ dàng với các vật thể nổi trên mặt nước. Với những vật thể chìm dưới đáy biển, việc móc dây cáp để cần trục nhấc lên gặp nhiều khó khăn hơn.

Vat lon voi dai duong truc vot phi co roi xuong nuoc hinh anh 1
Trục vớt máy bay của hãng hàng không Lion. Ảnh: Getty

Ngày 13/4/2013, chuyến bay số hiệu 904 của hãng hàng không Lion, Indonesia lao xuống biển sau khi chạy quá đường băng trên đảo Bali. Sự cố xảy ra khi máy bay chở 101 hành khách và 7 thành viên phi hành đoàn. Sự cố khiến phi cơ gãy đôi, hơn 40 hành khách bị thương nặng nhưng không ai thiệt mạng. Do máy bay gặp nạn ở vị trí gần bờ nên công tác trục vớt được tiến hành dễ dàng thông qua hệ thống cần cẩu và dây cáp. Tuy nhiên, các sự cố trên biển khác không “may mắn” như Lion 904.

Trong tai nạn ngày 28/12/2014, chuyến bay số hiệu QZ8501 của hãng hàng không giá rẻ Indonesia AirAsia lao xuống vùng biển Java làm 155 hành khách và 7 thành viên phi hành đoàn thiệt mạng. Hai ngay sau sự cố, lực lượng cứu hộ phát hiện thi thể hành khách đầu tiên cùng nhiều mảnh vỡ của phi cơ.

Lực lượng cứu cứu hộ cũng phát hiện cánh đuôi của chiếc máy bay nổi trên mặt biển. Nó được neo bằng phao chuyên dụng trước khi đưa lên tàu cứu hộ thông qua cần cẩu và dây cáp. Tuy nhiên, phần thân khác của máy bay không dễ dàng được trục vớt như cánh đuôi vì nó chìm xuống đáy biển, sâu khoảng 60 m.

Vat lon voi dai duong truc vot phi co roi xuong nuoc hinh anh 2
Cánh đuôi máy bay Air France được đưa lên tàu cứu hộ. Ảnh: AFP

Trong tai nạn tương tự, chuyến bay số hiệu 447 của Air France, phi cơ lao xuống Đại Tây Dương trong hành trình từ Rio de Janeiro, Brazil, tới Paris, Pháp, làm 228 người thiệt mạng ngày 1/6/2009. Lực lượng cứu hộ cũng phát hiện đuôi máy bay nổi trên mặt nước. Việc trục vớt mảnh vỡ đầu tiên của chiếc Airbus A330 được tiến hành thuận lợi nhưng người ta phải mất hàng năm để tìm kiếm hộp đen và thân máy bay gặp nạn nằm sâu hàng nghìn mét dưới mặt biển.

Công nghệ hiện đại chế ngự đại dương

Trong cả hai thảm kịch với AirAsia QZ8501 và Air France 447, việc trục vớt thân máy bay gặp muôn vàn khó khăn. Trong thảm kịch năm 2009, nỗ lực tìm kiếm máy bay mất tích được tiến hành từ hai đầu của Đại Tây Dương. Máy bay của không quân Brazil và Pháp được lệnh rà soát mặt biển để tìm kiếm chiếc phi cơ mất tích.

Tuy nhiên, phải 5 ngày sau tai nạn, người ta mới tìm thấy thi thể những nạn nhân đầu tiên ở khu vực phát hiện vệt dầu loang, nghi là nơi phi cơ lao xuống. Hành lý của hành khách, các mảnh vỡ máy bay lần lượt được phát hiện sau đó và đưa lên tàu cứu hộ. Hơn 1.100 người cùng nhiều phương tiện chuyên dụng được huy động để vật lộn với đại dương tìm máy bay mất tích.

Gần một tháng sau thảm kịch, người ta vớt được 50 thi thể, hơn 600 đồ vật được cho là phần thân máy bay hoặc thuộc về các hành khách. Tuy nhiên, phần thân phi cơ, nơi được cho là nhiều thi thể đang mắc kẹt, vẫn nằm dưới đáy biển. Các tàu chuyên dụng đã rà soát vùng biển rộng lớn để tìm xác máy bay. Tàu ngầm hạt nhân của Pháp cũng được huy động cho nhiệm vụ tìm kiếm.

Vat lon voi dai duong truc vot phi co roi xuong nuoc hinh anh 3
Tàu lặn chuyên dụng vớt hộp đen máy bay Pháp ở độ sâu 4.000 m. Ảnh: AFP

Với thiết bị chuyên dụng, tàu ngầm Emeraude đảm trách nhiệm vụ rà soát đáy biển nhằm thu tín hiệu phát ra từ hộp đen của máy bay mất tích. Tàu ngầm nhỏ Nautile cũng được huy động tìm kiếm nhờ khả năng lặn xuống tận đáy biển. Mỹ cũng cung cấp cho tàu ngầm Pháp các thiết bị dò âm, có thể phát hiện tín hiệu nằm ở độ sâu tới 6.100 m.

Trải qua 4 giai đoạn với các biện pháp tìm kiếm khác nhau, chiếc máy bay được phát hiện vào tháng tháng 4/2011. Tàu chuyên dụng Ile de Sein được điều tới trục vớt các mảnh vỡ từ đáy biển sau khi người ta phát hiện thân máy bay cùng nhiều thi thể nằm ở độ sâu 4.000 m so với mặt biển. Động cơ, càng hạ cánh cũng được phát hiện.

Tàu lặn chuyên dụng Remora 6000, được sử dụng để tiếp cận phần thân máy bay gặp nạn, thu hồi hộp đen và mắc cáp để cần trục trên tàu cứu hộ vớt xác phi cơ nằm dưới đáy biển. Tới ngày 3/6/2011, 104 thi thể khác được tìm thấy từ thân máy bay gặp nạn, nâng tổng số người được tìm thấy lên 154. 74 người còn lại không bao giờ được đoàn tụ với gia đình.

Vat lon voi dai duong truc vot phi co roi xuong nuoc hinh anh 4
Mảnh vỡ máy bay AirAsia trên tàu cứu hộ. Ảnh: Getty

Trong thảm kịch QZ8501, nhà chức trách Indonesia sớm tìm thấy thân phi cơ gặp nạn. Họ sử dụng phao nâng để trục vớt xác chiếc Airbus A320. Tuy nhiên, phương pháp này gặp nhiều trở ngại vì xác máy bay nặng trong khi các dòng chảy dưới đáy biển mạnh tác động nhiều tới quá trình nâng khối kim loại cồng kềnh từ đáy biển.

Quá trình trục vớt thân QZ8501 nhiều lần bị đình trệ do các sự cố, bao gồm các phao nâng bị thủng do mảnh kim loại từ xác máy bay đâm trúng. Ngày 27/2, thân và cánh máy bay gặp nạn được đưa khỏi mặt nước sau khi kích nổi từ đáy biển. Nỗ lực tìm kiếm nạn nhân kết thúc ngày 17/3 khi56 người chưa được tìm thấy.

Theo Hồng Duy - Zing.vn

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X