Hotline 24/7
08983-08983

Tướng Nga: Trung Quốc không sao chép nổi động cơ máy bay Nga Su-35

Trước thông tin Nga bàn giao chiến đấu cơ Su-35 cho Trung Quốc, tướng Buzhinsky khẳng định nước này chưa đủ khả năng sao chép động cơ máy bay đó.

Truyền thông Trung Quốc xác nhận Bắc Kinh đã tiếp nhận một gói 4 máy bay chiến đấu Sukhoi Su-35 gửi từ Nga sang.

tuong nga trung quoc khong sao chep noi dong co may bay nga su 35 hinh 1
Máy bay đa nhiệm Su-35 của Nga chế tạo. Ảnh: Sputnik.

Tờ China Daily cho biết, 4 chiếc máy bay Su-35 này đã tới Trung Quốc vào cuối tháng 12/2016.

Website Flightradar24 theo dõi trực tiếp các chuyến bay cũng ghi nhận một chiếc phi cơ vận tải Ilyushin Il-76 do Nga sản xuất đã rời Komsomolsk-on-Amur bay tới căn cứ không quân Cangzhou-Cangxian ở tỉnh Hà Bắc của Trung Quốc.

Vào ngày 25/12, chiếc máy bay vận tải nói trên đáp xuống sân bay Suixi ở tỉnh Quảng Đông, căn cứ không quân Trung Quốc ở gần nhất Biển Đông.

Trung tâm huấn luyện và kiểm tra bay của lực lượng không quân Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc đặt tại Cangzhou-Cangxian. Trung tâm này chịu trách nhiệm về phát triển tác chiến, chương trình huấn luyện và các quy trình bay dành cho máy bay mới.

Mặc dù trên mạng xã hội Trung Quốc xuất hiện các bức ảnh nhòe mờ về Su-35, hiện vẫn chưa rõ về việc liệu máy bay Ilyushin có bay cùng máy bay của không quân Trung Quốc hay là máy bay Ilyushin chở các linh kiện và thiết bị bảo dưỡng của Su-35.

Sau 5 năm đàm phán ngắt quãng, Bắc Kinh xác nhận họ đã ký một hợp đồng 2 tỷ USD với Moscow vào tháng 11/2015 để mua 24 chiếc Su-35. Theo Andreas Rupprecht - tác giả của 3 cuốn sách về công nghiệp và hàng không Trung Quốc, sự quan tâm của Bắc Kinh dành cho máy bay phản lực này có nguồn gốc nằm ở ý đồ của họ muốn nắm được công nghệ của Nga.

Andreas Rupprecht nói với trang Defense News là Trung Quốc đặc biệt quan tâm đến động cơ turbofan của chiếc Saturn AL-41F1S (117S) - động cơ này giúp Su-35 có được năng lực đẩy theo hướng.

Bắc Kinh đã nỗ lực trong vài năm qua phát triển một máy bay phản lực riêng của mình nhưng các vấn đề về kỹ thuật đã cản trở tiến độ dự án của họ.

Động cơ Saturn AL-31 của Nga vẫn được lắp vào máy bay Chengdu J-10 một động cơ, máy bay Shenyang J-15, và chiến đấu cơ Chengdu J-20 của Trung Quốc.

Khi nghe tin Nga sắp bàn giao chiến đấu cơ thế hệ 4 cho Trung Quốc, vị tướng về hưu Evgeny Buzhinsky của Nga cho biết, ông không quan tâm đến vấn đề chuyển đổi động cơ.

Tướng Buzhinsky nói với tờ The Diplomat: “Họ không sản xuất nổi động cơ. Chúng tôi nhất trí cung cấp động cơ Su-35, nhưng may thay, các đồng nghiệp của tôi trong giới kỹ thuật có nói với tôi rằng về mặt thực tế, việc sao chép động cơ đó là không thể, bởi vì nếu đi sâu vào lõi động cơ thì tất yếu phải đập bể động cơ hoàn toàn”.

Rupprecht thì chỉ ra rằng nếu máy bay của không quân Trung Quốc được bố trí tại căn cứ Suixi, có thể Su-35 sẽ “đóng vai trò của máy bay hộ tống tầm xa cho các máy bay ném bom H-6K ở khu vực Biển Đông, thậm chí cả khi đối mặt với Nhật Bản”.

Theo Trung Hiếu - VOV

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X