Hotline 24/7
08983-08983

Trung Quốc mưu đồ “ém” lưới săn ngầm dưới đáy Biển Đông

Trung Quốc đã lập hệ thống thiết bị cảm biến phát hiện tàu ngầm dưới dáy Biển Đông, núp dưới danh nghĩa nghiên cứu khoa học và cảnh báo sóng thần.

Trung Quoc muu do “em” luoi san ngam duoi day Bien Dong

Trung Quốc đủ khả năng giám sát tàu ngầm biển Đông?

Theo các nhà phân tích của tạp chí quốc phòng IHS Jane's, Trung Quốc đang triển khai kế hoạch xây dựng một mạng lưới các thiết bị cảm biến dưới đáy Biển Đông, mang tên "Dự án Vạn Lý Trường Thành dưới đáy biển" để phát hiện tàu ngầm Nga và Mỹ.

Hệ thống này nằm trong khuôn khổ một kế hoạch tuyệt mật mang mật danh “Kế hoạch tuyện mật 861” trong “Chiến lược hải dương quốc gia”, nhằm phát triển các công nghệ giám sát trên biển, mà trọng tâm của nó là trinh sát, phát hiện và giám sát tàu ngầm, được Trung Quốc bắt tay thực hiện vào năm 1996.

Trong đó, rất có thể dự án xây trạm nghiên cứu dưới đáy Biển Đông và các phao cảnh báo sóng thần có thể cũng sẽ được sử dụng cho mục đích này, nhằm tăng cường khả năng trinh sát, phát hiện tàu ngầm của các nước hoạt động trong vùng biển huyết mạch của khu vực và thế giới này.

Các chuyên gia Mỹ từng thừa nhận, hệ thống này tương tự như hệ thống thiết bị cảm biến âm thanh mà Mỹ đã rải dưới đáy biển dọc vành đai “Chuỗi đảo thứ nhất” và “Chuỗi đảo thứ hai”, chuyên dùng để trinh sát phát hiện tàu ngầm của chính Trung Quốc.

Các chuyên gia quân sự Đại Lục bình luận, việc hệ thống giám sát âm thanh tàu ngầm dưới đáy biển được đưa vào sử dụng sẽ đưa khả năng trinh sát chống ngầm của Trung Quốc lên “một tầm cao mới”, mà không nhiều cường quốc hải quân trên thế giới làm được.

Họ cho rằng, tương lai Trung Quốc còn có thể phát triển một hệ thống có tính năng tương tự nhưng triển khai cơ động do áp dụng những thành tựu đột phá trong công nghệ tàu lặn ngầm, khiến phạm vi bao phủ của hệ thống giám sát tàu ngầm Trung Quốc lên tới 15.000 km.

Trung Quoc muu do “em” luoi san ngam duoi day Bien Dong
Theo Đài phượng Hoàng của Hồng Kông, hệ thống giám sát dưới đáy biển của Trung Quốc có khả năng phát hiện tàu ngầm ở khoảng cách từ vài nghìn đến trên 10.000 km

Thậm chí, khả năng phát hiện tàu ngầm Mỹ của Trung Quốc còn có thể vươn tới tận bờ Tây Hoa Kỳ.

Với tầm bao phủ rất rộng, các tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Virginia hay Los Angeles của Mỹ chỉ cần “lò dò” ra khỏi căn cứ trên đảo Guam là sẽ bị hệ thống giám sát tàu ngầm này báo động cho các phương tiện săn ngầm, bắt “nổi lên mặt nước”.

Tuy tuyên bố của chuyên gia Trung Quốc có hơi “quá đà” khi nước này chưa thể triển khai hệ thống các thiết bị giám sát âm thanh dưới đáy biển trên khắp các đại dương trên thế giới, nhưng ít nhất là hải quân nước này đã đủ khả năng giám sát các tàu ngầm trên biển Đông hay biển Hoa Đông.

Tuy nhiên, để phục vụ cho hoạt động của các hệ thống này, Trung Quốc cần phải có các hệ thống bảo đảm, phục vụ, và đó chính là nguyên nhân dẫn đến việc nước này phải lập các trạm nghiên cứu dưới đáy biển và rải hệ thống phao cảnh báo sóng thần.

Vai trò của trạm nghiên cứu sâu 3000m và phao cảnh báo sóng thần trong hệ thống trinh sát tàu ngầm dưới đáy biển

Vì sao Trung Quốc lập Trạm nghiên cứu dưới đáy biển?

Hệ thống trinh sát, phát hiện tàu ngầm dưới đáy biển gồm có các yếu tố cấu thành là Trạm gốc (bao gồm Trung tâm xử lý tín hiệu và trạm nguồn) và “Hệ thống phát hiện, đo đạc âm thanh dưới nước”, hay còn gọi là “Hệ thống kiểm tra, phân tích, đánh giá âm thanh dưới nước”.

Trung Quoc muu do “em” luoi san ngam duoi day Bien Dong
Tàu đo đạc âm hưởng như AOS-5201 JDS Hibiki của Nhật Bản thực chất là các trạm gốc của Hệ thống trinh sát tàu ngầm

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai hệ thống này, Trung Quốc sẽ vấp phải những khó khăn như sau:

Vấn đề thứ nhất là trên các vùng biển xa, họ không thể đặt các trạm gốc và trạm cung cấp điện năng cho một khối lượng thiết bị siêu lớn như vậy ở trên bờ biển nước mình, Trung Quốc cũng không có đồng minh ở Thái Bình Dương hay Đại Tây Dương để xây dựng những cơ sở này. Do đó, Trung Quốc cần có những trạm gốc với các trạm điện kiểu cơ động.

Vấn đề trạm gốc có thể giải quyết bằng những tàu kỹ thuật đặc chủng, giống tàu đo đạc âm hưởng loại AOS của Nhật Bản hay tàu quan trắc biển lớp T-AGOS của Mỹ, nhưng để cung cấp điện năng thì các tàu này không thể đảm đương nổi. Do đó, trong thời gian qua, Bắc Kinh mưu đồ xây dựng các nhà máy điện hạt nhân nổi cơ động trên biển là để phục vụ cho mục đích này.

Tuy nhiên, các tàu kỹ thuật đặc chủng có những đặc điểm nhận dạng đặc trưng, rất dễ bị phát hiện và bắt chết bằng các biện pháp kỹ thuật hay biện pháp quân sự. Do đó, nếu chúng được “ẩn nấp” dưới đáy biển là điều tốt nhất. Và đó có thể là mục đích xây trạm nghiên cứu ngầm của Trung Quốc.

Vấn đề thứ hai là ở các vùng biển gần như trên Biển Đông, Trung Quốc có thể xây dựng các hệ thống bảo đảm trên đảo Hải Nam hay bờ biển của tỉnh Quảng Đông hoặc trên quần đảo Hoàng Sa và có thể là trên các đảo nhân tạo mà nước này đang bồi lấp trái phép ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Một khi hoàn thành, với quân cảng, sân bay, trung tâm thông tin vệ tinh, hệ thống điện mặt trời hay năng lượng hạt nhân… Trung Quốc hoàn toàn đủ điều kiện thiết lập hệ thống giám sát tàu ngầm dưới đáy biển, trên toàn bộ khu vực Biển Đông.

Tuy nhiên, các trạm gốc ở trên bờ hay trên đảo là những mục tiêu lộ thiên, do đó trong thời chiến chúng có thể bị đối phương sử dụng các biện pháp chế áp cứng (dùng tên lửa phá hủy công trình) hoặc chế áp mềm (dùng bom xung mạch điện từ để phá hủy hệ thống thiết bị).

Do đó, nếu được xây dựng ngầm dưới độ sâu 3000m dưới đáy biển, Trung Quốc có thể bảo toàn được hoạt động của hệ thống. Vì vậy, việc nước này xây trạm nghiên cứu khoa học ngầm dưới đáy biển chắc chắn có liên quan đến việc bảo đảm hoạt động cho hệ thống này.

  

Kết cấu của hệ thống giám sát tàu ngầm dưới đáy biển có 2 thành tố chính là Trung tâm xử lý tín hiệu, trạm điện (Trạm gốc) và hệ thống thiết bị cảm biến dưới đáy biển

Vì sao Trung Quốc rải phao “cảnh báo sóng thần”?

“Hệ thống phát hiện, đo đạc âm thanh dưới nước” bao gồm hàng nghìn, hàng vạn sonar cảm biến được rải khắp một vùng biển hay nhiều vùng biển trên thế giới, liên kết với nhau bởi hệ thống cáp điện hay cáp quang, có chức năng chính là thu nhận sóng âm dưới đáy biển.

Bất cứ một âm thanh nào lọt vào khu vực phủ sóng của chúng đều sẽ được thu nhận, lọc nhiễu tạp và chuyển về Trung tâm xử lý tín hiệu của Trạm gốc. Đây là các trạm phân tích và xử lý số liệu, với cơ sở dữ liệu âm thanh của nhiều loại tàu ngầm khác nhau, tại các vùng biển khác nhau.

Căn cứ vào thời gian và vị trí truyền tín hiệu về, các trạm này sẽ phân tích, so sánh mẫu và xác định nguồn âm thanh có phải là những xung động từ chân vịt, động cơ… của tàu ngầm hay không, đồng thời có thể cho ra kết luận sơ bộ về chúng loại tàu ngầm.

Sau đó, hệ thống sẽ ác định vị trí và cự ly của chúng tới thiết bị cảm biến và truyền dẫn số liệu đến trung tâm chỉ huy điều khiển để điều động phương tiện săn ngầm phù hợp nhanh chóng đến khu vực đó, bắt tàu ngầm “phải hiện nguyên hình”.

Trung Quốc đã thực hiện việc rải hệ thống thiết bị ngầm dưới đáy biển trong vùng biển của mình. Vào tháng 7/2015, truyền thông Trung Quốc đã tiết lộ việc hải quân nước này lợi dụng một cuộc tập trận đổ bộ lập thể để rải các thiết bị cảm biến dưới đáy Biển Đông.

  
Hải quân Trung Quốc đã lợi dụng một cuộc tập trận để rải hệ thống cảm biến dưới đáy biển ở khu vực Hoàng Sa?

Trong tập trận được tổ chức ở khu vực đông nam đảo Hải Nam, tức tây bắc Hoàng Sa từ ngày 22 đến 31/7/2015, hải quân Trung Quốc đã tiến hành rải các thiết bị thu nhận âm thanh dưới nước, thuộc hệ thống trinh sát, giám sát tàu ngầm dưới đáy biển.

Tuy nhiên, việc rải các thiết bị này ở các vùng biển có tranh chấp với các nước láng giềng Đông Nam Á rất dễ dẫn đến leo thang xung đột trên Biển Đông, còn ở các khu vực biển xa thuộc hải phận quốc tế thì phải thông báo rộng rãi trước cộng đồng quốc tế.

Do đó, không có biện pháp ngụy trang nào tốt hơn việc lợi dụng các mục đích nhân đạo như rải phao cảnh báo sóng thần để ngụy trang cho việc rải các thiết bị cảm biến dưới đáy biển.

Với các tàu lặn siêu sâu như Giao Long (lặn sâu tới 7000m), việc triển khai các hệ thống và bảo đảm hoạt động của chúng dưới đáy biển là điều rất đơn giản với Trung Quốc nên nước này chỉ cần có cớ để ngụy trang cho các hoạt động này. Và đó chính là việc xây dựng các trạm nghiên cứu dưới đáy biển và hệ thống cảnh báo sớm sóng thần.

Theo Thiên Nam - Đất Việt

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X