Hotline 24/7
08983-08983

Trung Quốc đưa 72 tiêm kích J-11 đến Hải Nam, có thể luân phiên trái phép ra Phú Lâm

Toàn bộ đảo Hải Nam có tổng cộng 72 tiêm kích J-11, có thể luân phiên triển khai trái phép lên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Những thông tin trên truyền thông Trung Quốc thời gian gần đây cho thấy, để thực hiện mưu đồ kiểm soát trái phép đối với khu vực Biển Đông, nước này đang không ngừng tăng cường việc triển khai các hạng mục quân sự.

Gần đây với sự xuất hiện của tiêm kích J-11BSH màu lam mang số hiệu 25, cho thấy hải quân Trung Quốc đã triển khai 2 trung đoàn máy bay tiêm kích J-11 tại khu vực này, một trung đoàn gồm các số hiệu từ 01 đến 48 với 28 máy bay J-11BH và 20 máy bay J-11BSH.

Máy bay tiêm kích họ J-11 của Trung Quốc.
Máy bay tiêm kích họ J-11 của Trung Quốc.

Một trung đoàn khác gồm có 12 chiến đấu cơ J-11BH và 12 chiến đấu cơ J-11BSH. Điều này cũng có nghĩa là toàn bộ đảo Hải Nam có tổng cộng 72 chiến đấu cơ J-11, có thể luân phiên lên đảo Phú Lâm trái phép.

Ảnh vệ tinh mà Fox News của Mỹ có được hồi tháng 4 đã chứng minh, Quân đội Trung Quốc đã có 2 chiến đấu cơ J-11 hoạt động trái phép trên đảo Phú Lâm (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam).

Ngoài ra, ảnh vệ tinh cũng cho thấy trên đảo này còn được xây dựng hệ thống radar kiểm soát hỏa lực mới nhất, có thể vận hành toàn bộ thiết bị phóng tên lửa đất đối không trên đảo.

Hồi tháng 5 Fox News một lần nữa đưa ra các ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đã triển khai trái phép máy bay không người lái có khả năng tàng hình Harbin BZK-005 trên đảo Phú Lâm.

TQ đưa 72 tiêm kích J-11 đến Hải Nam, có thể luân phiên triển khai trái phép ra đảo Phú Lâm của VN - Ảnh 1.2 chiếc tiêm kích được cho là loại J-11BH của Trung Quốc.

Tốc độ bay của máy bay này là 150 - 180km/giờ, trần bay là 5.000 – 7.000m, nó có thể bay liên tục 40 giờ trên không, công năng giống với RQ-4 Global Hawk của Mỹ.

Ngoài trang bị chiến đấu cơ J-11 ra, Trung Quốc cũng đã triển khai trái phép các loại vũ khí hạng nặng như tên lửa đất đối không HQ-9, tên lửa phòng không HQ-6 và tên lửa bờ YJ-62 trên đảo Phú Lâm.

Các hoạt động triển khai trên cho thấy vai trò của J-11BH giống như máy bay trên tàu sân bay, máy bay không người lái BZK-005 có thể đảm nhận chức năng máy bay cảnh báo, tên lửa HQ-9 và HQ-6 là hệ thống phòng thủ tầm gần, còn Y-7G và Z-8S đóng vai trò bảo đảm.

Cộng với tàu chiến tuần tra gần, Trung Quốc cho thấy rõ mưu đồ thâm độc biến đảo Phú Lâm trở thành một "tàu sân bay không thể chìm" tại biển Đông như một số nhân vật thuộc phe diều hâu của nước này từng rêu rao.

Đây là mưu đồ nguy hiểm, làm gia tăng căng thẳng trong khu vực. Chiến đấu cơ J-11 có thể là phiên bản nhái của máy bay Su-27 hoặc Su-33 của Nga, nhưng J-11B cải tiến có thế sử dụng nhiều chất liệu phức hợp hơn, vì vậy nhẹ hơn so với thiết kế ban đầu của Nga, ngoài ra nó còn được tích hợp tên lửa không đối không và hệ thống radar mới do Trung Quốc thiết kế.

Tạp chí IHS Jane's của Anh từng chỉ ra, J-11B có thể đồng thời theo dõi 20 mục tiêu và tấn công 6 mục tiêu trong đó, do nó có khả năng tấn công mặt đất mạnh hơn so với Su-27, trở thành chiến đấu cơ đa dụng hạng nặng thực sự.

Ngoài khả năng tải trọng bay tầm xa của J-11BH của Không quân hải quân Trung Quốc cũng khá mạnh ra, chiến đấu cơ 2 ghế ngồi J-11BSH còn có thể hỗ trợ huấn luyện cho phi công máy bay J-15.

Việt Nam đã nhiều lần tỏ rõ quan điểm kiên quyết phản đối những động thái leo thang gây căng thẳng của Trung Quốc ở Biển Đông.

Trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước thông tin Trung Quốc điều máy bay chiến đấu ra đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa và đặt hệ thống radar ở một số cấu trúc thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nhấn mạnh: Việt Nam kiên quyết phản đối những hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam.

Ông Lê Hải Bình nói: "Chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là không thể tranh cãi.

Chúng tôi kiên quyết phản đối những hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam và yêu cầu Trung Quốc có những lời nói, hành động trách nhiệm và mang tính xây dựng trong việc duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực cũng như trên thế giới trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982 và Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông DOC".

Theo Khang Minh - Thời đại

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X