Hotline 24/7
08983-08983

Trung Quốc đang đẩy môi trường Biển Đông đến bờ vực thẳm?

Trung Quốc đã tiến hành nhiều hoạt động trái phép đe dọa đến sự tồn tại của hệ sinh thái Biển Đông.

hang-ngan-tau-ca-trung-quoc-tran-vao-bien-dong
Hàng ngàn tàu cá Trung Quốc từng tràn vào Biển Đông
Trang National Interest ngày 13/8 nhận định, trong tất cả những “chiến lược” đối đầu đầy thách thức tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, không có một quốc gia nào xem thường vấn đề phá hủy hệ sinh thái biển.

Hiện nay, Biển Đông là một trong những tuyến đường thủy quan trọng nhất, thu hút sự chú ý bởi vùng duyên hải Đông Nam Á là một trong những khu vực có hệ thống sinh thái biển đa dạng của trái đất, lưu trữ 76% số loài san hô và 37% loài cá rạn san hô trên thế giới.

Trong hai thập kỷ qua, có nhiều tài liệu cho thấy ngư dân Trung Quốc trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam và các vùng biển lân cận đã tiến hành đánh bắt cá quy mô lớn bằng xyanua và thuốc nổ. Điều này đang đe dọa đến sự đa dạng của hệ sinh thái biển, trong đó có sự sống của các loài rùa biển, trai sò khổng lồ, cá mập, cá chình và phần lớn loại san hô cảnh.

Bên cạnh việc bác bỏ tuyên bố chủ quyền và quyền lịch sử của Trung Quốc tại phần lớn Biển Đông của Tòa Trọng tài Thường trực PCA, phán quyết của Tòa cũng đã chỉ trích việc Bắc Kinh hung hăng hủy diệt sự sống của biển quanh khu vực cải tạo trái phép trên quần đảo Trường Sa. Theo đó, Trung Quốc đã “gây tổn hại vĩnh viễn và không thể khắc phục hệ sinh thái rạn san hô”.

Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã bác bỏ chỉ trích trên. Bắc Kinh đã khẳng định rằng việc xây dựng trên đảo không gây ra bất kỳ nguy hiểm nào cho môi trường sống tự nhiên của khu vực, thậm chí còn gọi đây là “mô hình dự án xanh”.

Trong nhiều năm qua, hoạt động tàn phá nhất của Trung Quốc phải nói đến việc bắt trộm nghêu quy mô lớn, phá hủy hơn 104 kilomet vuông rạn san hô sinh học đa dạng nhất thế giới. Những kẻ săn trộm Trung Quốc đã sử dụng chân vịt của thuyền để khiến loại nghêu có giá trị long ra, sau đó dùng vỏ của chúng như một mặt hàng xa xỉ trong nước. Vì tính liên kết của thủy sản Biển Đông mà loại nghêu này ở khu vực khác cũng phải chịu hậu quả nặng nề.

my-trung-quoc-nham-nhe-cai-tao-bai-scarborough-o-b
Trung Quốc tiến hành nhiều hoạt động xây dựng trái phép ở Biển Đông
Mặc dù có bằng chứng “rành rành” như vậy, song Trung Quốc vẫn luôn tuyên bố rằng các hoạt động của nước này chỉ nhằm mang đến “lợi ích chung”. Tại Đối thoại Shangri-La hồi đầu năm nay, Đô đốc Sun Jianguo, Phó Tham mưu trưởng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc cho biết, ngoài việc “đáp ứng các nhu cầu quốc phòng cần thiết”, Bắc Kinh đang tiến hành xây dựng trên một số đảo và đá ngầm ở Biển Đông nhằm thực hiện tốt hơn trách nhiệm quốc tế của mình, trong đó có cả việc bảo vệ môi trường. Ông Jianguo còn thản nhiên cho rằng, những thiệt hại trên diện rộng với hệ thống sinh thái biển phải “đổ lỗi cho nạn săn bắt tràn lan mà các quốc gia trong khu vực đã ngăn chặn thất bại”.

Theo National Interest, tuyên bố trên nhằm đánh lạc hướng sự chú ý vào những phá hoại mà việc xây dựng trái phép trên đảo nhân tạo của Trung Quốc mang lại.

Trung Quốc đã không tuân theo luật pháp quốc tế, không đánh giá tác động tới môi trường khi tiến hành các hoạt động bất hợp pháp của mình. Thiếu sót này là vấn đề không thể tha thứ được. Thậm chí, để phủ nhận hành động của mình, Bắc Kinh còn đổ trách nhiệm sang các quốc gia ven biển khác trong việc khắc phụ hậu quả trên biển.

Vì vậy, để đối phó với thảm họa môi trường, các quốc gia Đông Nam Á phải thực hiện các quy định chung để giữ gìn và bảo vệ môi trường hàng hải khu vực. Điển hình nhất là việc bảo tồn thủy sản. Báo cáo gần đây cho thấy các quần thể sinh học trong vùng Biển Đông đang nằm trog tình trạng bấp bênh khi sản lượng đánh bắt đã giảm từ 5 đến 30% so với năm 1950. Với việc bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định tại thời gian cao điểm, các quốc gia cần phối hợp để tạo ra sự minh bạch trong việc khai thác tài nguyên hàng hải. Do đó, mỗi bên cần phải đảm bảo tiến độ thực hiện để bảo tồn hệ sinh thái bền vững.

Theo Hằng Thu - Giao thông/ National Interest

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X