Hotline 24/7
08983-08983

Trung Quốc bán cho Iran số vũ khí khổng lồ?

Theo tờ National Interest của Mỹ, có thể Trung Quốc sẽ bán cho Iran một lượng vũ khí khổng lồ sau chuyến thăm của ông Tập Cận Bình tới Iran.

Với tiêu đề nguyên văn Are Chinese Arms About to Flood Into Iran? (tạm dịch: Vũ khí Trung Quốc sẽ tràn ngập Iran?), tờ National Interest của Mỹ số ra trung tuần tháng Giêng đưa ra tiên đoán, rất có thể Trung Quốc sẽ bán cho Iran một lượng vũ khí khổng lồ sau chuyến thăm của ông Tập Cận Bình tới Iran vào cuối tháng này.

Trung Quoc ban cho Iran so vu khi khong lo?

Trung Quốc đắc lợi sau Thỏa thuận hạt nhân Iran?

Bài viết nói trên của nhà nghiên cứu chính trị Joel Wuthnow, thuộc Trung tâm nghiên cứu quân sự Trung Quốc (SCMA), Học viện quân sự Quốc gia Mỹ.

Tác giả nêu ra một số vấn đề trước nguy cơ những cơn lũ vũ khí Trung Quốc tràn vào Iran sau khi Thỏa thuận hạt nhân (IND) được ký bởi P5+1, tức Trung Quốc, Pháp, Nga, Anh, Mỹ và Đức hồi tháng 7/2015.

Theo IND, Tehran sẽ hạn chế làm giàu uranium cùng nhiều thay đổi quan trọng khác trong chương trình hạt nhân của Iran, đổi lại, phương Tây sẽ kết thúc cấm vận kinh tế Iran.

Ngửi thấy mùi kim tiền, cơ hội đang đến, Trung Quốc đã nhanh chân tiếp cận thị trường mới mẻ này nhằm gây ảnh hưởng, và xuất khẩu hàng hóa, trong đó có vũ khí, sản phẩm Trung Quốc đầy tiềm năng. Đây cũng là mục đích chính của chuyến thăm Iran sắp tới của Tập Cận Bình dự kiến diễn ra vào cuối tháng này, tờ National Interest của Mỹ bình luận.

Với thỏa thuận IND, các công ty nhà nướccủa Trung Quốc có thêm nhiều cơ hội để xuất khẩu hàng hóa. Bắc Kinh còn có thể giúp Tehran phát triển dự án hạ tầng trong khuôn khổ dự án phát triển Á-Âu lâu nay vẫn được dư luận nhắc đến, dự án Một vành đai, một con đường do Trung Quốc khởi xướng.

Chưa hết, Bắc Kinh hứa có thể cho Iran vay tiền thông qua Ngân hàng Phát triển Hạ tầng châu Á (AIIB) cũng do TQ khơi mào vừa đi vào hoạt động.

Và rất nhiều thỏa thuận khác có thể được tuyên bố, ký kết nhân chuyến thăm Iran sắp tới của ông Tập. Vì vậy IND không chỉ tạo thuận lợi cho quốc gia dầu khí Trung Đông phát triển, mà còn tạo điều kiện cho nhiều nước tham gia hợp tác, làm ăn với Iran, trong đó có "ngư ông" Trung Quốc.

Bắc Kinh bán vũ khí cho Iran, nỗi lo của khu vực?

Cũng theo National Interest, việc hợp tác, làm ăn giữa các quốc gia là chuyện bình, nhưng mối lo của dư luận ở chỗ, Trung Quốc dựa vào IND để "tuồn" vũ khí vào Iran. Điều này đã từng diễn ra trong những thập niên 80 và đầu thập niên 90 thế kỷ trước.

Theo đó, Trung Quốc là bạn hàng cung vũ khí hiện đại chủ lực cho quốc gia Hồi giáo này, từ xe tăng, chiến đấu cơ cho đến đến tàu tuần tra tấn công cao tốc và cả tên lửa chống hạm. Biến Iran thành thành trì kiên cố để chống lại Mỹ ở Trung Đông.

Trung Quoc ban cho Iran so vu khi khong lo?

Sang đến thập niên 90 và đầu những năm 2000, lượng vũ khí Trung Quốc bán cho Iran giảm mạnh do sức ép cấm vận của Mỹ và LHQ. Lệnh cấm vận này ban đầu chỉ áp dụng cho các ngành công nghiệp tên lửa đạn đạo và hạt nhân của Iran, sau áp dụng cả với nhóm vũ khí quy ước như tàu chiến, và máy bay chiến đấu.

Từ đây, Iran ngày càng bị cô lập, và ảnh hưởng tới cả túi tiền của "ngư ông" Trung Quốc nên Bắc kinh rời xa mối quan hệ với với Tehran, do vậy các hợp đồng mua bán vũ khí giữa Iran-TQ trong thập kỷ gần đây trở nên thưa thớt.

Với thỏa thuận IND vừa được ký, LHQ sẽ dỡ bỏ lệnh cấm vận, tạo thời cơ cho Trung Quốc và nhiều nước khác quay lại xuất khẩu vũ khí quy ước sang Iran. Trong 8 năm tới, nước nào muốn xuất khẩu vũ khí sang Iran phải được Hội đồng bảo an LHQ chấp thuận và cấp phép.

Hết thời hạn này, mọi hạn chế sẽ được xóa bỏ, với điều kiện Iran chấp hành tốt thỏa thuận IND. Ngoài ra, một số vũ khí khác có thể bán cho Iran mà không cần sự cho phép của LHQ.

Ví dụ, Nga lập luận, việc bán tên lửa phòng thủ S-300 cho Iran là hợp pháp, bởi hệ thống vũ khí này không bị cấm đặc biệt trong IND. Do vậy Trung Quốc cũng có thể lập luận tương tự đối với các loại vũ khí hạng nhẹ, tên lửa tầm ngắn và các hệ thống khác mà Trung Quốc muốn bán cho Iran.

Theo các phương tiện thông tin đại chúng Trung Quốc, dựa theo những quy định của IND, trong những năm tới, Trung Quốc có thể bán nhiều vũ khí hiện đại cho Iran, như chiến đấu cơ Chengdu J-10, tàu cao tốc gắn tên lửa lớp Houbei Type-022, loại tàu này Trung Quốc đã bán cho Pakistan và nhiều vũ khí khác, nhất là trong bối cảnh quan hệ hải quân giữa Trung Quốc-Iran đang được tăng cường.

Ngoài ra, Trung Quốc cũng có thể chuyển giao tên lửa hành trình, kèm kỹ thuật cho phép Iran nâng cấp tên lửa hành trình nội địa hiện có.

Vu khi Trung Quoc se tran ngap Iran?
Máy bay Chengdu J-10 sẽ bán cho Iran?

Các hệ thống khác có thể là máy bay không người lái, vũ khí không gian, phụ kiện tên lửa phòng thủ và hệ thống chiến tranh điện tử. Tuy nhiên, các giao dịch nói trên cần phải có sự chấp thuận của LHQ, nhưng Trung Quốc không ngại bởi họ, Trung Quốc là thành viên thường trực hội đồng bảo an LHQ.

3. Hệ lụy vũ khí Trung Quốc tràn vào Iran

Đứng trên phương diện thương mại thuần túy thì không đáng ngại, song dư luận quan tâm, đặc biệt là Mỹ chính là nỗi lo an ninh khu vực. Trung Quốc có thể cung cấp nhiều vũ khí hiện đại làm cho an ninh Trung Đông thêm phức tạp.

Chẳng hạn như tàu cao tốc mang tên lửa, tên lửa chống hạm và các hệ thống vũ khí khác có thể hậu thuẫn Iran củng cố khả năng chống tiếp cận/chống xâm nhập (giới quân sự gọi là A2/AD). Tức khả năng chặn đứng quân Mỹ một khi có chiến tranh xảy ra. Sự kiện này đã từng xảy ra như trong cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan.

Chưa hết, nhờ vũ khí Trung Quốc cung cấp Iran có thể cải thiện tính năng của các loại tên lửa tầm xa, gây nguy hiểm cho các mục tiêu quân sự của Mỹ ở đảo Diego Garcia trên Ấn Độ Dương cũng như nhiều nơi khác.

Vu khi Trung Quoc se tran ngap Iran?
Tàu chiến cao tốc gắn tên lửa lớp Houbei Type-022 của Trung Quốc sẽ xuất sang Iran?

Bằng chứng, ngay trong tháng 2/2015, Iran đã phá hủy mô hình tàu sân bay của Mỹ bằng tàu cao tốc, tên lửa vác vai, và tên lửa hành trình. Tiếp đến tháng 12, Iran đã bắn thử một tên lửa trong phạm vi 1500 yards (1,4 km) gần sát tàu sân bay Harry S. Truman của Mỹ khi quá cảnh qua eo biển Hormuz.

Vì vậy, người ta e ngại hỗ trợ vũ khí của Trung Quốc sẽ giúp Iran phát triển, nâng cấp các loại khí tài gây mất ổn định trong khu vực.

Việc Trung Quốc xuất khẩu vũ khí sang Iran còn gây mối lo ngại về sự gia tăng các kho vũ khí ở Trung Đông. Thậm chí, Iran có thể tái xuất vũ khí của Trung Quốc sang Syria, nơi mà Iran đang ủng hộ quân sự cho chế độ Tổng thống Bashar Assad. Hay cho các nhóm khủng bố như Hezbollah ở Lebanon và quân nổi dậy Shiite ở Iraq để các nhóm này tấn công các mục tiêu quân sự dân sự.

Mặc dù thỏa thuận IND đã được ký, nhưng đâu phải Trung Quốc muốn làm gì là được. Trung Quốc đang vấp phải những phản ứng ngay trong nước, các quan chức ngoại giao Trung Quốc có thể cản chuyện tái xuất khẩu vũ khí qua Iran, vì nó gây thách thức trong mối quan hệ với Mỹ, thậm chí ảnh hưởng không nhỏ đến mối quan hệ của Trung Quốc với nhiều quốc gia vùng Vịnh vốn từ lâu không ưa Iran, như Ả rập Saudi, Thổ Nhĩ Kỳ và Israel.

Mỹ có thể hành động để hạn chế nguy cơ hợp tác buôn bán vũ khí giữa Iran và Trung Quốc. Trước mắt, Mỹ sẽ cùng Anh, Pháp và các đối tác trong Hội đồng bảo an không cho phép bán nhiều vũ khí quy ước cho Iran, đồng thời siết lệnh trừng phạt Iran, hoặc có thêm lệnh trừng phạt mới đối với chương trình tên lửa đạn đạo của Iran, và buộc Trung Quốc tuân thủ chặt MTCR (Missile Technology Control Regime) để hạn chế xuất khẩu công nghệ tên lửa (MTCR tức Chế độ Kiểm soát công nghệ tên lửa, do tổ chức cùng tên của 34 quốc gia nhằm tìm cách hạn chế xuất khẩu tên lửa tầm bắn trên 298 km và đầu đạn nặng hơn 454 kg).

Điều này sẽ khiến Trung Quốc gặp khó khăn trong việc xuất khẩu khí cho Iran nhằm đổi lại nguồn cung cấp dầu mỏ cho Trung Quốc.

Theo Khắc Nam - Đất Việt

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X