Hotline 24/7
08983-08983

Trump và Clinton lần đầu tranh luận trực tiếp

Hai ứng viên chạy đua vào chức tổng thống Mỹ Clinton và Trump sẽ tham gia phiên tranh luận trực tiếp đầu tiên vào lúc 21h giờ ET, tức 8g sáng nay giờ Hà Nội.



Trump: 'Nếu Hillary chiến thắng, tôi sẽ hoàn toàn ủng hộ'

Người dẫn chương trình Holt hỏi liệu hai ứng viên tranh cử tổng thống Mỹ có ủng hộ kết quả của cuộc bầu cử hay không.

Bà Clinton đáp lại bằng cách kêu gọi người xem đi bỏ phiếu

Ông Trump cuối cùng kết luận: "Nếu bà ấy chiến thắng, tôi chắc chắn sẽ ủng hộ".

Hai ứng viên bắt tay, ông Trump vỗ nhẹ vào lưng bà Clinton. Hai người cùng tiến xuống đám đông để cảm ơn người ủng hộ.

Công kích phụ nữ

Clinton: "Đây là người đàn ông gọi phụ nữ là lợn, chó, bẩn thỉu, người từng nói mang thai là điều bất tiện đối với chủ lao động... Một trong những điều tồi tệ nhất ông ta từng thốt ra là với một phụ nữ tham gia cuộc thi sắc đẹp... Ông ta gọi cô ấy là 'Quý cô Heo'".

Trump: "Tôi chưa bao giờ nói như vậy... Có lúc tôi từng định nói những điều cực kỳ tồi tệ về Hillary và gia đình bà ấy nhưng rồi tôi nghĩ 'mình không thể làm vậy'. Tôi không đáng bị công kích như thế (trong các quảng cáo tuyên truyền của bà Clinton). Đó chắc chắn là một hành động không đẹp từ Clinton".

Trump: 'Clinton không có phong cách tổng thống'

Holt đề nghị Trump giải thích bình luận gần đây của ông rằng Clinton không có "phong cách tổng thống".

Trump trả lời bà Clinton "có vẻ không có khả năng chịu đựng". Khi Holt muốn nêu rõ rằng Trump nói về "phong cách", Trump ngắt lời và nói "ông vừa hỏi tôi à?".

2016-09-27T021755Z-520054486-H-3273-4555

Ảnh: Reuters

Trump cho biết Clinton không thể đàm phán các thỏa thuận thương mại và nhắc lại bà không có khả năng chịu đựng.

"Khi nào ông ấy đi đến 112 quốc gia, đàm phán thỏa thuận hòa bình, lệnh ngừng bắn... hoặc dành 11 giờ liên điều trần trước ủy ban quốc hội, ông ấy mới có thể nói với tôi về sức chịu đựng", bà Clinton đáp trả.

"Hillary có kinh nghiệm nhưng đó là kinh nghiệm xấu", Trump nói.

CNN Chứng thực: Nơi sinh của Barack Obama

Donald Trump: Hillary Clinton "có tham gia vào việc" truyền bá các giả thiết về nơi sinh của Tổng thống Mỹ Barack Obama

Thực tế: Không chính xác.

Đây không phải lần đầu tiên ông Trump cáo buộc bà Clinton tuyên truyền những lời nói dối về việc Tổng thống Obama không sinh ra trên đất Mỹ. Song đây vẫn là một thông tin sai sự thật.

Một điều phối viên tình nguyện cho chiến dịch của bà Clinton hồi năm 2008 bị sa thải sau khi gửi đi một email tuyên truyền thuyết âm mưu về nơi sinh của ông Obama. Song, bản thân chiến dịch này chưa bao giờ đặt nghi vấn về vấn đề trên. Trong khi đó, ông Trump mới là người liên tục đưa ra các thuyết âm mưu về nơi sinh của Tổng thống  Mỹ kể từ sau khi ông Obama công bố giấy khai sinh vào năm 2011.

0dec3a97-54c9-401c-80e9-2d8e91-8995-5839

Các sinh viên theo dõi cuộc tranh luận ở bên ngoài hội trường. Ảnh: AFP

Về NATO

"Các bạn phải hiểu rằng, tôi là một doanh nhân. Tôi thấy chúng ta đang bảo vệ họ thì ít nhất họ phải chi trả cho chúng ta", Trump nói về Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Trump: Thật ngu xuẩn khi gây bất ổn ở Trung Đông

"Donald đã ủng hộ cuộc xâm lược Iraq, điều đó hoàn toàn được chứng minh một lần nữa. Ông ấy thực sự ủng hộ các hành động của chúng ta ở Libya", bà Clinton nói.

"Sai. Sai. Sai", ông Trump phản bác. "Bà là Ngoại trưởng khi IS vẫn còn là một đứa trẻ sơ sinh và bây giờ chúng đã có mặt ở 30 quốc gia và bà sẽ ngăn chặn chúng chứ? Tôi không nghĩ thế. Tôi không ủng hộ cuộc chiến ở Iraq, đó là chuyện vớ vẩn của truyền thông chính thống được bà hậu thuẫn".

"Thật là ngu xuẩn và kinh khủng khi gây bất ổn ở Trung Đông. Tôi có sự phán đoán tốt hơn nhiều so với bà ấy. Tôi cũng có khí chất tốt hơn nhiều so với bà ấy. Tôi có khí chất chiến thắng", ông Trump tiếp.

2016-09-27T024753Z-404225808-H-5664-4575

Ảnh: Reuters

Ông Trump đã nhiều lần tuyên bố không ủng hộ cuộc chiến của Mỹ ở Iraq năm 2003. Tuy nhiên, Buzzfeed đã phát hiện trong một cuộc phỏng vấn năm 2002, ông lại tuyên bố ủng hộ cuộc chiến này. Ông bày tỏ lo ngại về chi phí chiến tranh sau khi nó nổ ra.

Clinton nhắc đến Tổng thống Nga Vladimir Putin

Clinton nói bà biết "Donald rất ca ngợi (Tổng thống Nga) Vladimir Putin... Tôi rất sốc khi Donald công khai mời Putin tấn công mạng người Mỹ", nhắc đến việc Trump kêu gọi tin tặc tìm lại những email đã xóa của bà.

Trump nhắc đến "những kẻ siêu lợi dụng"

"Tôi nghĩ đây là một điều kinh khủng khi nói ra", Trump nhắc đến việc Clinton cách đây nhiều năm từng dùng từ "những kẻ siêu lợi dụng" để bình luận về một số thanh niên da màu. Clinton trong cuộc tranh luận với Bernie Sanders, đảng Dân chủ, hồi đầu năm, nói bà không nên dùng cụm từ đó và sẽ không bao giờ lặp lại.

Trump tiếp tục bảo vệ chính sách "chặn và khám người".

2016-09-27T021436Z-299456629-H-8664-9101

Ảnh: Reuters


Clinton không trả lời trực tiếp về bình luận "những kẻ siêu lợi dụng". Bà nói: "Không nên phản đối việc tôn trọng quyền lợi của những thanh niên đó" và tiếp tục nêu rõ "chặn và khám người" không hiệu quả ở New York.

Clinton phản công

Nhắc tới hai điểm dừng trong chiến dịch tranh cử của mình ở Philadelphia và Detroit, Trump chỉ trích bà Clinton vì ở nhà nghỉ ngơi trong khi ông vẫn miệt mài vận động.

Tuy nhiên, bà Clinton đã khéo léo đáp trả. "Tôi nghĩ Donald vừa chỉ trích tôi vì dành thời gian chuẩn bị cho cuộc tranh luận này. Vâng, đúng vậy, tôi đã làm thế. Và các bạn có biết tôi còn chuẩn bị cho điều gì nữa không? Tôi chuẩn bị để làm tổng thống".

Clinton công kích Trump. Trump thở dài.

"Điều thực sự đáng tiếc là ông ấy vẽ ra một bức tranh tiêu cực về cộng đồng người da đen ở đất nước chúng ta", bà Clinton nói về vấn đề chủng tộc.

Ông Trump thở dài lớn tiếng và làm vẻ mặt không thể tin nổi.

"Các doanh nghiệp da đen cung cấp công việc cho rất nhiều người, đó là các cơ hội cho nhiều gia đình làm việc để bảo đảm cho tương lai con em chúng ta", bà Clinton nói.

2016-09-27T015108Z-1426760793-5422-6535-

Các nhân viên an ninh canh gác bên ngoài hội trường. Ảnh: Reuters

Bà Clinton cũng phản hồi lại chủ đề luật lệ và trật tự. "Chúng ta phải luôn chắc chắn rằng các công dân của chúng ta được an toàn. Có những cách đúng đắn để làm việc này, nhưng cũng có những cách làm không hiệu quả. Yêu cầu ai đó đứng lại và lục soát vũ khí là điều trái với hiến pháp. Và nó cũng không hiệu quả".

Trump, Clinton đề cập vấn đề chủng tộc

Người dẫn chương trình Holt hỏi Trump và Clinton về phong trào Black Lives Matter, chống bất bình đẳng, và những vụ cảnh sát bắn người Mỹ gốc Phi.

"Mọi người cần được luật pháp tôn trọng và họ cũng phải tôn trọng luật pháp", bà Clinton nói, lưu ý rằng kiểm soát súng đạn giúp chấm dứt bạo lực liên quan đến loại vũ khí này.

Trump nói Clinton không nên nêu ra từ "trật tự và pháp luật" và cần đưa chính sách "chặn và khám người", giúp nhân viên an ninh xác định người bị chặn có mang vũ khí không, trở lại.

Holt hỏi Trump về việc chính sách "chặn và khám người" đang được coi là vi hiến ở New York. Trump gọi đây là phán quyết "rất chống lại cảnh sát" nhưng thị trưởng mới lại không phản đối.

"Có ý kiến cho rằng đó là một hình thức phân biệt chủng tộc", Holt cho biết.

"Không, vấn đề là chúng ta phải tước súng khỏi những kẻ xấu", Trump trả lời.

Employees of a foreign exchange trading company work near monitors displaying first U.S. presidential debate between U.S. Republican nominee Donald Trump and Democratic presidential nominee Hillary Clinton (top C), and the Japanese yen's exchange rate against the U.S. dollar (top L) in Tokyo, Japan, September 27, 2016. REUTERS/Toru Hanai

Các nhân viên của một công ty trao đổi ngoại tệ ở Tokyo, Nhật Bản, theo dõi cuộc tranh luận và tỷ giá đồng yen với đôla Mỹ. Ảnh: Reuters

Đổ lỗi cho Hillary Clinton về sự trỗi dậy của IS

Ông Trump cho rằng cựu ngoại trưởng Mỹ chịu trách nhiệm về sự trỗi dậy của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS). "Bà đã chiến đấu với IS cả quãng đời trưởng thành của mình", ông nói. 

Thực tế, bà Clinton hiện 68 tuổi. IS chỉ mới nổi lên vào năm 2009, dù nhóm này có gốc rễ từ nhóm khủng bố dòng Sunii al-Qaeda ở Iraq được thành lập năm 2004.

A worker watches the first presidential debate between U.S. Democratic presidential candidate Hillary Clinton and Republican presidential nominee Donald Trump, inside an appliances showroom in metro Manila, Philippines September 27, 2016. REUTERS/Romeo Ranoco

Một nhân viên theo dõi cuộc tranh luận ở căn phòng thuộc ga tàu điện ngầm Manila, Philippines. Ảnh: Reuters


"Thiệt thòi" vì Donald Trump

"Có lẽ bởi vì ông chưa bao giờ phải trả bất kỳ khoản thuế thu nhập liên bang nào trong nhiều năm", bà Clinton nói, khán giả vỗ tay cổ vũ. "Tôi đã gặp rất nhiều người phải chịu thiệt thòi bởi công việc làm ăn của ông, những người ông từ chối trả tiền, Donald".

Bà cho biết ngay trong hàng ghế khán giả có một kiến trúc sư không được ông Trump trả công.

Trump đáp: "Có thể là do anh ta không làm tốt công việc".

[Caption]U.S. Democratic presidential candidate Hillary Clinton is seen on television screens at the media room during the first presidential debate with Republican presidential nominee Donald Trump at Hofstra University in Hempstead, New York, U.S., September 26, 2016. REUTERS/Carlos Barria

Hình ảnh bà Hillary Clinton ở phòng truyền thông tại đại học Hofstra. Ảnh: Reuters


Trump kích động về TPP

Donald Trump tỏ ra kích động, cao giọng và cắt ngang khi bà Hillary Clinton đang nói.

Bà Clinton tranh luận rằng thương mại không phải là một chính sách hoàn chỉnh về kinh tế. Ông Trump công kích việc bà từng ủng hộ hiệp định thương mại TPP sau đó lại phản đối khi nó chuẩn bị hoàn thành.

"Bà gọi đó là tiêu chuẩn vàng?", ông Trump nói.

"Donald, Tôi biết ông đang sống với thực tế của riêng mình", bà Clinton đáp, cố gắng giải thích cho sự bất nhất về TPP của mình.

2016-09-27T014625Z-321535111-H-8506-7155

Ảnh: Reuters


Clinton nói về email

Clinton đáp trả khi Trump công kích về việc bà sử dụng email cá nhân trong thời gian còn là ngoại trưởng Mỹ.

"Tôi không bào chữa", bà nói. "Tôi sẽ chịu trách nhiệm về việc này".

icon
A group of Donald Trump supporters watch the first televised debate between Republican presidential candidate Donald Trump and Democratic presidential candidate Hillary Clinton at a restaurant in Medina Ohio, a suburb of Cleveland, Ohio, United States,

Một nhóm ủng hộ Donald Trump theo dõi cuộc tranh luận ở bang Ohio. Ảnh: Reuters

People watch the debate between U.S. Republican nominee Donald Trump and Democratic presidential nominee Hillary Clinton, outside Hofstra University, the site of the first presidential debate in Hempstead, New York, U.S., September 26, 2016. REUTERS/Shannon Stapleton

Những người ủng hộ bà Clinton bên ngoài đại học Hofstra, New York. Ảnh: Reuters


Thuế và email

Trump nói về hồ sơ thuế cá nhân: "Tôi sẽ công bố hồ sơ thuế của mình, ngược lại với mong muốn từ luật sư cá nhân, khi bà ấy công khai 33.000 email đã bị xóa".

Clinton đặt ra giả thiết Trump có thể không giàu như vẫn nói hoặc ông không đóng thuế liên bang.

"Ông ta đang che giấu điều gì", bà Clinton nói.

Clinton bảo vệ kế hoạch về thuế

Sau phát biểu mở màn của ông Trump về giảm thuế, người dẫn chương trình Holt đề nghị bà Clinton lên tiếng bảo vệ kế hoạch tăng thuế của mình.

Clinton mỉa mai rằng bà có lẽ sẽ là người bị đổ lỗi cho tất cả mọi chuyện sau đêm tranh luận này.

Trump cắt ngang: "Tại sao không?".

Clinton đáp: "Hãy cứ tham gia cuộc tranh luận bằng cách nói những điều điên khùng đi".

2016-09-27T013402Z-541716651-H-8519-2544Ảnh: Reuters


Đấu khẩu về các hiệp định

Clinton và Trump tranh luận về Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) được ký bởi cựu tổng thống Bill Clinton, chồng bà Hillary Clinton.

Trump: "Chồng bà đã ký NAFTA và đó là thỏa thuận thương mại tồi tệ nhất từng được ký kết. Và nay bà lại muốn ký Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP... Nó cũng sẽ tồi tệ như NAFTA...".

Clinton: "Donald, ông đang sống với thực tế của riêng mình".

Trump: "Bà không có bất kỳ kế hoạch nào".

2016-09-27T012820Z-149500997-S-5428-6913

Cựu tổng thống Bill Clinton và con gái trò chuyện với nhau khi theo dõi cuộc tranh luận. Ảnh: Reuters


Biến đổi khí hậu là "trò chơi khăm"

Bà Clinton nhắc lại chuyện ông Trump từng nói "biến đổi khí hậu là một trò chơi khăm do Trung Quốc tạo ra".

Ông Trump phản bác: "Tôi không nói như thế" dù từng nhắc đến điều này trong một bài viết trên Twitter năm 2012.

Hillary nói về khủng  hoảng nhà đất

Hillary Clinton công kích Donald Trump vì những tuyên bố trước đây nói rằng ông ủng hộ sự sụp đổ của thị trường nhà.

2016-09-27T012526Z-1633726737-3561-5737-

Bà Clinton. Ảnh: Reuters

Tuy nhiên, tỷ phú New York chen vào và biện minh rằng "đó là một phần của công việc kinh doanh".

Bà Clinton tiếp tục đề cập tình trạng thiếu việc làm ở Mỹ và khẳng định sẽ chú tâm vào những công việc cần làm để cải thiện tình hình. Bà cho hay 9 triệu người đã mất việc làm, 5 triệu người mất nhà cửa và 13 nghìn tỷ USD đã tiêu tan trong cuộc khủng hoảng.

2016-09-27T012609Z-1537468368-5370-5396-

Ông Trump. Ảnh: Reuters


icon
2016-09-27T011339Z-1475764685-6801-7665-

Hai ứng viên bước vào cuộc tranh luận. Ảnh: Reuters

2016-09-27T010403Z-1460363469-6378-3881-

Gia đình Trump theo dõi cuộc tranh luận ở hàng ghế đầu. Ảnh: Reuters


Clinton, Trump tranh luận về các kế hoạch để tăng trưởng kinh tế Mỹ.

Donald Trump có bài phát biểu mở đầu cuộc tranh luận. Ông cáo buộc Trung Quốc phá giá đồng tiền và khiến Mỹ mất việc làm.

"Theo kế hoạch của tôi, thuế sẽ giảm từ 35% xuống còn 15%", ông Trump nói.

2016-09-27T011116Z-1825346009-7957-9735-

Hai ứng viên bắt tay nhau trước khi tranh luận. Ảnh: Reuters

2016-09-27T011202Z-239499084-H-1116-9382

Hai ứng viên bắt tay nhau trước khi tranh luận. Ảnh: Reuters


Ủy ban Tranh luận Tổng thống lưỡng đảng chọn Lester Holt, đài NBC, làm người dẫn dắt cuộc tranh luận. Holt chọn các chủ đề và trình lên ủy ban, gồm "Hướng đi của Mỹ", "Đạt được thịnh vượng" và "Bảo vệ Mỹ".

Ba chủ đề này bao trùm nhiều lĩnh vực và có thể liên quan đến kinh tế, an ninh quốc gia, chính sách đối nội hoặc môi trường. Chúng cũng cho phép Holt giữ cuộc tranh luận linh hoạt nhất có thể và chọn câu hỏi liên quan đến những tin tức gần đây.

Cuộc tranh luận được chia làm 6 phân đoạn dài 15 phút, một chủ đề chiếm hai phân đoạn, có thể linh động quá giờ tùy theo từng chủ đề. Holt sẽ bắt đầu bằng một câu hỏi và mỗi ứng viên có hai phút để trả lời mà không bị đối thủ cắt ngang.

Cuộc tranh luận tiếp theo sẽ là giữa hai ứng viên phó tổng thống Tim Kaine, đảng Dân chủ, và Mike Pence, đảng Cộng hòa, vào ngày 4/10 tại Đại học Longwood, bang Virginia. Trump và Clinton tranh luận trực tiếp lần hai vào ngày 9/10 tại Đại học Washington ở St. Louis, bang Missouri, lần cuối tại đại học Nevada, Las Vegas, ngày 19/10.


Donald Trump có bài phát biểu mở đầu cuộc tranh luận. Ông cáo buộc Trung Quốc phá giá đồng tiền và khiến Mỹ mất việc làm.

"Theo kế hoạch của tôi, thuế sẽ giảm từ 35% xuống còn 15%", ông Trump nói.

2016-09-27T011116Z-1825346009-7957-9735-

Hai ứng viên bắt tay nhau trước khi tranh luận. Ảnh: Reuters

2016-09-27T011202Z-239499084-H-1116-9382

Hai ứng viên bắt tay nhau trước khi tranh luận. Ảnh: Reuters


Ủy ban Tranh luận Tổng thống lưỡng đảng chọn Lester Holt, đài NBC, làm người dẫn dắt cuộc tranh luận. Holt chọn các chủ đề và trình lên ủy ban, gồm "Hướng đi của Mỹ", "Đạt được thịnh vượng" và "Bảo vệ Mỹ".

Ba chủ đề này bao trùm nhiều lĩnh vực và có thể liên quan đến kinh tế, an ninh quốc gia, chính sách đối nội hoặc môi trường. Chúng cũng cho phép Holt giữ cuộc tranh luận linh hoạt nhất có thể và chọn câu hỏi liên quan đến những tin tức gần đây.

Cuộc tranh luận được chia làm 6 phân đoạn dài 15 phút, một chủ đề chiếm hai phân đoạn, có thể linh động quá giờ tùy theo từng chủ đề. Holt sẽ bắt đầu bằng một câu hỏi và mỗi ứng viên có hai phút để trả lời mà không bị đối thủ cắt ngang.

Cuộc tranh luận tiếp theo sẽ là giữa hai ứng viên phó tổng thống Tim Kaine, đảng Dân chủ, và Mike Pence, đảng Cộng hòa, vào ngày 4/10 tại Đại học Longwood, bang Virginia. Trump và Clinton tranh luận trực tiếp lần hai vào ngày 9/10 tại Đại học Washington ở St. Louis, bang Missouri, lần cuối tại đại học Nevada, Las Vegas, ngày 19/10.

icon
Hai ứng viên tổng thống Mỹ. Ảnh: Reuters.

Hai ứng viên tổng thống Mỹ. Ảnh: Reuters.

Cuộc tranh luận giữa Hillary Clinton, đảng Dân chủ, và Donald Trump, đảng Cộng hòa, diễn ra vào 21h00 ET ngày 26/9 (8h00 ngày 27/9 giờ Hà Nội) tại Đại học Hofstra, Long Island, bang New York. Đây cũng là nơi tổ chức tranh luận trực tiếp giữa các ứng viên tổng thống vào năm 2012 và 2008.

Dự kiến khoảng 100 triệu người Mỹ sẽ theo dõi cuộc tranh luận lịch sử này giữa ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump và ứng viên đảng Dân chủ Hillary Clinton trên truyền hình, điện thoại di động và mạng xã hội, CNN đưa tin.

Tỷ phú và cựu ngoại trưởng Mỹ sẽ tranh luận trực tiếp mà không dựa trên văn bản thoả thuận nào với các điều khoản giữa hai bên. Thoả thuận này từng được đưa ra trong các cuộc tranh luận trước đây, quy định từ độ cao bục phát biểu đến chủ đề và thời gian hạn chế cho mỗi câu hỏi.

Theo điều tra mới công bố của CNN trên phạm vi toàn nước Mỹ, bà Clinton đang dẫn trước ông Trump với tỷ lệ sát sao là 44% - 42%.

"Chúng tôi muốn các ứng viên được đánh giá một cách công bằng. Họ có kế hoạch cụ thể để giúp cuộc sống của mọi người tốt đẹp hơn không", Robby Mook, quản lý chiến dịch vận động tranh cử của bà Clinton nói.

Trong khi đó, Mike Pence, ứng viên phó tổng thống của ông Trump, cho biết cuộc tranh luận là cơ hội để hai đối thủ thể hiện trực tiếp với các cử tri.

"Khi hai người lần đầu tiên lên sân khấu ở cùng một nơi, không có tác động của truyền thông, không có phân tích từ ngữ. Người Mỹ sắp được nghe từ hai ứng viên và sẽ nghe về hai lựa chọn cho tương lai của đất nước này", ông Pence nói.

Theo Aaron Kall, chuyên gia của Đại học Michigan, cuộc tranh luận thú vị này chưa từng có và có thể sẽ không bao giờ lặp lại.


Theo VnExpress

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X