Hotline 24/7
08983-08983

Trẻ bạch tạng bị giết hại làm thần chú và độc dược ở châu Phi

Số phận những đứa trẻ bạch tạng ở Tanzania, châu Phi thường rất bi thảm, chúng bị săn lùng, giết hại để làm bùa chú hoặc độc dược.

Những đứa trẻ bạch tạng ở Tanzania, Đông Phi bị treo một giá tiền ngay lúc sinh ra. Các bộ phận cơ thể của trẻ bạch tạng đôi khi được dùng làm bùa chú hay độc dược cho những thầy phù thủy.

Ở một số vùng, những kẻ săn trẻ bạch tạng tấn công nạn nhân một cách tàn bạo, cắt tóc, tay, chân, da, mắt và bộ phận sinh dục của trẻ, sau đó bỏ mặc sự sống chết của nạn nhân. Trẻ bạch tạng chiếm 1/1.400 trẻ được sinh ra ở Tanzania, tỷ lệ cao nhất châu Phi. Nguyên nhân do di truyền, trẻ bị thiếu melanin, sắc tố tạo nên màu da, tóc và mắt. Nữ nhiếp ảnh gia Hà Lan Marinka Masseus ghi lại những bức ảnh người bị bạch tạng (PWA) trong một chuyến thăm Tanzania.

 

" style="width: 450px; height: auto; display: block; margin: 0px auto;">
"Nỗi sợ hãi và mê tín dị đoan về người bạch tạng đã ăn sâu vào xã hội Tanzania. Nhiều phụ nữ sinh ra trẻ bạch tạng được bảo rằng nên giết đứa bé đi. Nếu người mẹ từ chối, cô ấy sẽ thành người vô gia cư và phải sống trong sợ hãi cả đời", bà Marinka Masseus nói. 

Sự mê tín khiến không ít người ở châu Phi tin rằng trẻ bị bạch tạng là những con ma mang lại may mắn. Các bộ phận cơ thể của trẻ bạch tạng được những phù thủy gắn cái gọi là bùa phép rồi bán với giá cao. Tháng 12/2014, bé gái Pendo Emmanuelle, 4 tuổi, bị giằng khỏi tay người mẹ. Cảnh sát Tanzania cho tới nay vẫn chưa tìm được bé.

Nguyên nhân tỷ lệ trẻ bạch tạng ở Tanzania cao được coi là do tình trạng hôn nhân cận huyết. Tháng 2/2015, bé trai Yohan Bahati, 18 tháng tuổi, bị những kẻ săn người bắt khỏi nhà sau khi tấn công mẹ của bé bằng mác chặt củi khiến cô bị thương nặng vùng mặt. Vài ngày sau, cảnh sát tìm thấy Bahati đã chết, tứ chi bị cắt.

Chính quyền Tanzania đang cố gắng làm giảm ảnh hưởng của các phù thủy, lực lượng được cho là đứng sau những vụ săn trẻ bạch tạng.

Tanzania cũng mở chiến dịch cung cấp thuốc chống nắng chất lượng cao cho trẻ bạch tạng, giúp chúng giảm khả năng mắc ung thư da.

Bà Marinka Masseus cho biết sự thay đổi về đối xử với trẻ bạch tạng đang diễn ra ở Tanzania. Tuy nhiên, ở các vùng nông thôn, những đứa trẻ bạch tạng vẫn phải đối mặt với hoàn cảnh thương tâm trong các khu trại do chính phủ quản lý.

Bức ảnh cho thấy sự tương phản màu da giữa một trẻ bạch tạng và một trẻ thông thường ở Tanzania. Marinka Masseus cho biết bà muốn thông qua loạt ảnh này để kêu gọi sự bình đẳng cho trẻ bạch tạng.

" style="width: 450px; height: auto; display: block; margin: 0px auto;">
Marinka Masseus nói việc tách những đứa trẻ bạch tạng khỏi gia đình và đưa đến các khu trại riêng không thể giải quyết vấn đề. Ở một số khu trại, điều kiện sống của trẻ rất khủng khiếp, thiếu sự chăm sóc cơ bản. "Chúng sống tách biệt, thường bị ngược đãi và xấu hổ", nữ nhiếp ảnh gia Hà Lan cho biết. 

Theo Văn Việt - VnExpress

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X