Hotline 24/7
08983-08983

Trải chiếu canh giữ cây sưa 200 tuổi quý hơn vàng

Ông Nguyễn Văn Tuệ, Chi hội phó Hội người cao tuổi thôn Chân Lạc cho biết: Đã có một số khách trả giá hàng tỷ đồng nhưng cả làng thống nhất dù có bao nhiêu tiền cũng quyết không bán.

Đến thôn Chân Lạc, xã Dũng Liệt, huyện Yên Phong, Bắc Ninh, tìm hỏi về gốc sưa 200 tuổi nằm trong khuôn viên đền Chóa, ai nấy đều biết và cặn kẽ chỉ dẫn lối vào. Phải có sự đồng ý của Hội người cao tuổi thôn và đặc biệt là chính quyền xã, khách đến mới được mục sở thị gốc sưa này.

Đền Chóa nằm trên khu đất cao, trước đền là hồ bán nguyệt rộng khoảng 10ha, nước trong vắt, không có đám bèo nổi hay rong rêu nào...

gỗ sưa, cây sưa, sưa đỏ, cây sưa 200 tuổi

Đền Chóa cổ kính với nhiều gốc cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi

Ông Nguyễn Hữu Thuấn, người trông nom chính di tích lịch sử - văn hóa đền Chóa cho hay: “Ở thôn Chân Lạc không ai xác định được số tuổi chính xác của cây sưa này, nhưng căn cứ vào các dấu tích trên bia đá và các thế hệ truyền miệng thì cây sưa này khoảng 200 tuổi”.

Cây sưa cổ thụ nằm cạnh hồ bán nguyệt có đường kính khoảng 0,7m, phải nhờ đến hai người mới có thể ôm trọn được thân cây. Cây cao khoảng 12-15m.

Theo ông Thuấn, vào năm 2010, khi cây sưa được khách TQ lùng mua với giá hàng tỷ đồng, nhiều vùng miền trên cả nước xuất hiện nạn cắt trộm sưa...

Ông nhớ lại: “Hồi đó, kẻ trộm đã đột nhập vào đền. Lực lượng bảo vệ có mặt kịp thời nên kẻ trộm đã để lại cành cây và tháo chạy”.

gỗ sưa, cây sưa, sưa đỏ, cây sưa 200 tuổi
Ông Nguyễn Hữu Thuấn: Năm 2010, kẻ trộm đã đột nhập vào đền

gỗ sưa, cây sưa, sưa đỏ, cây sưa 200 tuổi

Cây sưa 200 tuổi được định giá hàng tỷ đồng nhưng người dân thôn Chân Lạc không bán

Sau chuyện này, thôn Chân Lạc đã lập đội an ninh đặc biệt bảo vệ cây sưa cổ thụ. Có những lúc căng thẳng, đội phải trải chiếu dưới gốc cây để trông giữ.

Dù được bảo vệ nghiêm ngặt nhưng người trông coi đền Chóa vẫn không khỏi lo lắng khi có nhiều khách đến hỏi han.

Bao nhiêu cũng không bán 

Ông Nguyễn Duy Lịch, trưởng thôn cho biết, chính quyền thôn luôn xác định phải giữ gìn gốc sưa cổ thụ vì ngoài yếu tố vật chất, cây sưa này còn gắn với đời sống tâm linh của bà con.

Chi hội phó Hội người cao tuổi thôn Nguyễn Văn Tuệ tiếp lời: Trong tiềm thức của già, trẻ, gái, trai của thôn đều nhận thức được trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ gốc sưa cổ thụ.

gỗ sưa, cây sưa, sưa đỏ, cây sưa 200 tuổi

Cành cây bị cưa trộm có đường kính khoảng 20 cm


gỗ sưa, cây sưa, sưa đỏ, cây sưa 200 tuổi
Ông Nguyễn Văn Tuệ một mình ôm lấy thân cây nhưng không xuể

"Đã có một số khách trả giá hàng tỷ đồng nhưng cả làng đều thống nhất dù bao nhiêu cũng kiên quyết giữ lại. Dù cây có bị mục hay chết, chúng tôi cũng không bao giờ bán", ông quả quyết.

Khi đề cập đến việc một số nơi từng hạ giải cây sưa và được chia mỗi khẩu 10 triệu đồng, thậm chí có gia đình còn được tổng số tiền gần trăm triệu từ việc bán sưa, ông Tuệ liền gạt tay: Cây sưa cổ thụ với chúng tôi là một “báu vật” vô giá gắn với đời sống tâm linh.

gỗ sưa, cây sưa, sưa đỏ, cây sưa 200 tuổi
Rễ cây sưa với những hình thù kì dị nổi lên mặt đất

"Riêng ở Chân Lạc, dù nghèo khổ thế nào, chúng tôi không bao giờ nghĩ đến việc bán cây".

Ông Tuệ cho hay, trong khu vực đền Chóa, dân làng đã từng đốn ngã và bán một số cây gỗ quý như lim, xà cừ, dùng số tiền bán cây để trùng tu, sửa sang khu đền, nhưng riêng với gốc sưa cổ thụ này thì chưa ai từng nhắc đến việc hạ giải.

UBND xã Hà Mãn chia số tiền 26 tỷ cho mỗi người dân 10 triệu đồng, còn lại cho quỹ phúc lợi xã hội. Vì sao có phương án này?

Những người già ở Phụ Chính vừa trông giữ hai gốc sưa vừa tiếp tục đi khiếu nại. Họ khẳng định: Sẽ đấu tranh đến cùng nếu chưa đòi được công bằng.

Theo Đoàn Bổng - Thùy Nhân - VietNamNet

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X