Hotline 24/7
08983-08983

TPP đổ vỡ, Việt Nam làm gì để thoát 'phận gia công'?

Nếu VN không có những cải cách căn cơ thì các nguy cơ “ngụp lặn” trong ngành gia công, lắp ráp, “sập bẫy” thương mại tự do trở thành hiện thực.

Đó là khẳng định của TS Lê Xuân Sang, Phó Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam với Đất Việt xung quanh những khó khăn và thách thức của Việt Nam sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa chính thức ký sắc lệnh rút khỏi TPP.

PV: - Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa chính thức ký sắc lệnh rút khỏi TPP, đây là động thái thực hiện theo đúng cam kết tranh cử của ông Trump. Thưa ông, quyết định trên ảnh hưởng như thế nào đến những kỳ vọng TPP của Việt Nam? Ông đã trù liệu kịch bản này chưa và theo ông, trong trường hợp này, Việt Nam nên phản ứng như thế nào?

TS Lê Xuân Sang: - Gia nhập TPP là một chủ trương đúng của Đảng và Chính phủ. Chính vì vậy, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực đàm phán, ký kết các cam kết gia nhập với nhận thứcrằng việc gia nhập mang lại những cơ hội tiềm năng không nhỏ song hành với những khó khăn thách thức lớn. Khi Chính phủ Việt Nam và 11 thành viên khác ký kết tham gia TPP, ở Việt Nam, rất ít người nghi ngờ TPP có thể sụp đổ bởi vững tin rằng việc tổ chức này được Mỹ dẫn dắt đã ký kết thì khả năng thông qua chỉ là vấn đề thời gian.

Cá nhân tôi thì mức độ tin tưởng TPP được thông qua không cao như vậy từ ban đầu. Đây không phải là nói “vuốt đuôi” mà có những cơ sở nếu xét về bối cảnh hiện tại và bài học từ lịch sử. Lý do là, từ ban đầu, nhiều thỏa thuận trong TPP đã gây mâu thuẫn lớn trong lòng nước Mỹ (và cả Nhật Bản).

TPP đã gặp nhiều trắc trở để được ký kết, phải dựa trên Quyền Xúc tiến Thương mại (Trade Promotion Authority - TPA) với quyền đàm phán nhanh (fast-track) để bảo đảm sự “toàn vẹn về nội dung” nếu được thông qua. Tiếp đến là bài học lịch sử có lẽ đã bị lãng quên về việc sụp đổ Tổ chức Thương mại quốc tế (ITO) cách đây gần 70 năm do đã bị Quốc hội (Congress) Mỹ bác bỏ thông qua nhiều lần.

TS Lê Xuân Sang chia sẻ nhiều ý kiến xung quanh nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới.TS Lê Xuân Sang chia sẻ nhiều ý kiến xung quanh nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới.

Lưu ý là ITO do Mỹ khởi xướng, dẫn dắt và đã được 56 nước khác ký kết gia nhập. Đáng lưu ý khác là nội dung chính của ITO (Hiến chương Habana) đã được chính Nhà kinh tế học nổi tiếng John Maynard Keynes soạn thảo và được Tổng thống Truman ký kết. Như vậy, ITO đã sụp đổ mặc dù đã được 56 nước toàn thế giới (so với trong TPP là 12 nước) ký kết.

Trump rút Mỹ khỏi TPP: Sự thoái trào của Washington

TPP cũng gặp nhiều cản trở từ cả 2 Đảng, song sức ép quốc tế phải thông qua cũng không lớn bằng ITO. Tuy vậy, một số thỏa thuận trọng yếu của ITO đã được “vớt vát” trong quy định của GATT - tiền thân của WTO gần 50 năm sau. Lưu ý là sự sụp đổ của cả hai thỏa thuận quốc tế lớn này đều có nguyên nhân từ những lo ngại của giới cầm quyền về những tác động tiêu cực lên kinh tế Mỹ.

Vậy Việt Nam cần phản ứng thế nào một khi TPP đã sụp đổ? Điều này phụ thuộc nhiều vào kết cục chung về các hiệp định thương mại tự do (FTA) mới giữa Mỹ và các/một số thành viên. Thời gian tới, có thể có một FTA đa phương giữa Mỹ và các nước thành viên cũ, song với các điều khoản mới được Mỹ và các bên tham gia chấp thuận.

Phương án này có thể nhiều nước muốn hơn, kể cả Việt Nam có vẻ song FTA song phương mới lại là phương án được Chính quyền Mỹ ưa chuộng hơn và có khả năng xảy ra lớn hơn. Với kịch bản này chỉ có 3 nước thành viên TPP cũ là Việt Nam, Nhật Bản và Malaysia là chưa có FTA bậc cao với Mỹ. Trong cả 2 phương án, để đạt lợi ích cao nhất cho Việt Nam, nhất quyết phải có Mỹ là thành viên và các quy tắc xuất xử kiểu TPP và các yêu cầu cải cách sâu rộng để nâng cao hiệu quả và hiệu lực thể chế. Đây phải là những lợi ích “cốt lõi” mà Việt Nam phải hướng tới để đạt được.

PV: - Trả lời về vấn đề này, có vị quan chức kinh tế cho rằng, Việt Nam đã khẳng định, Việt Nam không bị ảnh hưởng gì nếu TPP đổ bể. Chưa kể, Việt Nam là nền kinh tế tích cực tham gia các thỏa thuận thương mại tự do vào bậc nhất trong khu vực châu Á, vì thế, cơ hội cho hàng hóa Việt Nam không chỉ ở TPP. Ông đồng tình ở mức độ nào với những quan điểm trên? Theo ông, khi cánh cửa TPP khép lại, Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?

TS Lê Xuân Sang: - Tôi không hoàn toàn đồng ý với những quan điểm nói trên. Tất cả các FTA gần đây ngoại trừ TPP đều có thể giúp Việt Nam tăng mạnh xuất khẩu ra bên ngoài và cũng góp phần cải cách thể chế. Tuy vậy, các FTA này cũng chỉ giúp Việt Nam tăng trưởng gần như theo hình mẫu cũ, nghĩa là cũng chỉ giúp Việt Nam xuất khẩu mạnh hơn hàng gia công, hàng công nghệ cao song Việt Nam được hưởng lợi rất ít (ví dụ, Samsung).

Đơn cử hàng dệt may, chỉ có TTP là có quy định từ “sợi trở đi”, còn ngay cả FTA với EU cũng chỉ liên quan tới ngành may. Đây là những quy định giúp Việt Nam phát triển công nghiệp hỗ trợ, chuyển đổi nhanh mô hình tăng trưởng có giá trị gia tăng lớn hơn và tính tự chủ kinh tế cao hơn. Việc giá trị giải ngân FDI, nhất là các dự án công nghiệp hỗ trợ tăng kỷ lục năm 2016 là minh chứng cho thấy TPP có tác động tích cực hơn so với các FTA được thực thi với Nhật Bản, Hàn Quốc năm 2008.

Về cải cách thể chế, chỉ có TPP mới có tác động sâu rộng lên cả hiệu quả thực thi pháp luật, hiệu lực thực thi và tính lan tỏa, đặc biệt là hỗ trợ cải cách thể chế quản trị nhà nước và quản trị DNNN, tạo dựng môi trường cạnh tranh - kinh doanh bình đẳng.

Theo Đất Việt

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X