Hotline 24/7
08983-08983

Thượng úy Trần Bình Phục và câu chuyện truyền cảm hứng sống yêu thương

Câu chuyện về “người phi thường” Trần Bình Phục (đồn biên phòng Hòn Chuối) đã lay động trái tim nhiều người, thắp lên cảm hứng sống yêu thương.

Những phận người nổi trôi, phiêu bạt theo cuộc mưu sinh vất vả đã dạt về đảo Hòn Chuối - nơi không có điện, cũng chẳng có nước ngọt. Ngày qua ngày, người lớn nhọc nhằn mưu sinh, để hơn 20 đứa trẻ vất vưởng trên đảo. Chứng kiến cảnh đó, thượng úy Trần Bình Phục không cầm lòng được, quyết định để lại vợ con ở đất liền, xin ra Hòn Chuối công tác để dạy học cho lũ trẻ.

Ngày 15/1, chương trình “Góp Tình Trao Tết” (Knorr, Omo MO và Lifebuoy phối hợp thực hiện) đã vượt biển Tâyi để tận tay trao cho người dân xã đảo Hòn Chuối những món quà ấm lòng Tết nghĩa tình…  

Những hành động phi thường mà “chỉ thầy Phục mới dám làm”

Hòn Chuối cách đất liền khoảng 35 km, nhưng khá biệt lập. Hơn 50 gia đình dạt về đây sinh sống đều xác định để con thất học. Ban đêm họ về những căn nhà tạm bợ ngủ, ngày ra khơi hoặc kết bè nuôi cá dưới chân đảo. Gần một nửa số hộ còn chẳng làm được khai sinh cho con. Cái nghèo khiến họ chậc lưỡi để lũ trẻ mù chữ.

Nhưng riêng thầy Phục thì không cam lòng. Cách đây 7 năm, anh xin chuyển công tác ra đảo để lập lớp học tình thương. Để thuyết phục cấp trên đồng ý, anh phải viết liên tục 6 lá đơn.

Thuọng uy Tràn Bình Phục và cau chuyẹn truyèn cảm húng sóng yeu thuong

Thường thì ban ngày, cha mẹ ra biển đánh cá, “thả” những đứa trẻ trên đảo, đứa lớn trông đứa bé, rồi bọn trẻ phải tự tìm cách thích nghi trong điều kiện thiếu thốn, hoang sơ như vậy.Khi mới về, thầy Phục tự tay chặt cây về dựng lớp, đóng bàn ghế, bảng. Sau khi có được một lớp học nhỏ trên con dốc rợp bóng cổ thụ, thầy bắt đầu hành trình mang lại bầu trời học tập đầy mộng mơ cho bọn trẻ.

“Tôi thấy không ổn chút nào hết. Tụi trẻ lớn lên mà không được dạy dỗ, mù chữ, chửi thề loạn cả lên. Tôi không thể khoanh tay nhìn cảnh tượng đó”.

Là cử nhân xã hội học, dù chưa được đào tạo về nghiệp vụ sư phạm nhưng anh vẫn tin rằng mình có thể dạy bọn trẻ. Mỗi tối, thầy lặn lội đến từng nhà, tỉ tê với các phụ huynh để tìm sự ủng hộ, sau đó tiếp cận từng đứa trẻ để “dụ” rằng “đi học chỗ thầy đi, vui lắm”. Lớp học cứ cà giật cà xụi về sĩ số, lúc thì được dăm em, khi lên được bảy em, nhưng thầy không bỏ cuộc. Thầy cứ cố gắng mỗi ngày để tụi trẻ thấy được rằng “mỗi ngày đến trường là một niềm vui”. Khó lắm mới có thêm được học trò mới nên có em nào bỏ học là thầy nhất quyết bắt trở lại lớp cho bằng được.

Thuọng uy Tràn Bình Phục và cau chuyẹn truyèn cảm húng sóng yeu thuong

Trong lớp học đặc biệt đó, có em Nguyễn Tiến Dũng. Như bao đứa trẻ khác ở đây, lên 9, Dũng đã biết ném dây câu thiện nghệ, kiếm tiền mỗi ngày bằng nghề câu mực. Một ngày, Dũng đang đi câu thì bị thầy Phục bắt đến lớp. Cu cậu học vài bữa lại bỏ lớp đi câu. Dụ ngọt kiểu gì cũng không được, một buổi sáng, thầy đến nhà Dũng, tỏ ra quyết liệt: “Em phải đến lớp, đứng lên đi ngay”. Thằng bé làm mặt lì để từ chối. Chẳng nói chẳng rằng, thầy Phục ôm ngang lưng, cõng đến lớp, mặc cho cậu bé ra sức giãy giụa.

Thuọng uy Tràn Bình Phục và cau chuyẹn truyèn cảm húng sóng yeu thuong

Thả cái phịch cậu học trò cá biệt xuống giữa lớp, thầy hỏi “sao, bây giờ em muốn bị thầy đánh đòn hay đi học?” Thằng bé nằm sấp lên bàn học, bảo “thầy đánh con mấy roi đi, đánh lẹ đi, đánh xong rồi con đi câu kiếm tiền, con không học đâu”. Lúc ấy, tự dưng cơn giận của thầy tan biến, thấy thương thằng bé mà muốn khóc. Rồi cuối cùng, thầy vẫn là người chiến thắng, Dũng phải đến lớp như một mệnh lệnh yêu thương mà thầy Phục đặt ra. Giờ thì Dũng đã 12 tuổi, vừa vào bờ để theo học cấp 2 một cách ngon lành.

22 đứa trẻ đang học ở lớp thầy Phục là 22 hoàn cảnh đặc biệt. Như cô bé lớp trưởng Trần Thị Thảo. Thảo được sinh ra sau mối “tình chớp nhoáng” trên hòn đảo nhỏ này. Cha Thảo rời Hòn Chuối, bặt tăm, mẹ suốt ngày say xỉn rồi có lúc cũng bỏ con thơ mà đi đâu mất. Không có sữa mẹ, thảo còn sống được là nhờ những ly nước cơm của xóm giềng. Khi Thảo 9 tuổi, mẹ trở lại đảo và lại ... “có em”, và rồi tiếp tục lặn ngụp trong những cơn say rượu.

Dân đảo quen dần với hình ảnh cô bé lôi thôi lếch thếch bế em rong ruổi nhà này qua nhà kia quanh đảo để nhờ giúp đỡ. Vậy mà thầy Phục vẫn “bốc” Thảo đến lớp được. Mỗi người mỗi tay góp vô đỡ đần trông em cho Thảo để cô được đến lớp. Thảo như đứa trẻ “không gia đình”, nên cô bé đến lớp siêng hơn, xem thầy Phục như người cha của mình và có lẽ chính lớp học này là nơi ấm êm nhất mà mình từng có trong đời.

Thuọng uy Tràn Bình Phục và cau chuyẹn truyèn cảm húng sóng yeu thuong

Ở đảo, ai cũng rành chuyện thầy Phục cưu mang Thảo ra sao. Thầy đỏ hoe đôi mắt khi nhắc lại chuyện cũ: “Một lần, tôi đang ngủ trong đơn vị thì nghe tiếng chó sủa inh ỏi, lúc đó đã 3g sáng, bé Thảo tìm đến đơn vị bảo muốn gặp thầy Phục. Tôi cùng các đồng đội đón bé vào. Tôi gắt “giờ này còn tìm thầy làm gì?”. Bé mếu máo: “Thầy ơi con đói quá, con hổng biết tìm ai ngoài thầy”. Tôi nấu mì gói cho Thảo ăn và nghĩ mông lung về cái đói cái no ở hòn đảo này”.

Niềm tin kì lạ

Trao túi quà Góp Tình Trao Tết cho Đậu Ý Nhi, thầy Phục ngồi bệt xuống cùng bé bên bờ biển Gành Nam, xoa đầu, hỏi han. Bé bị ảnh hưởng chất độc màu da cam, cứ ngẩn ngẩn ngơ ngơ nhưng giờ đang là học sinh lớp 2 của thầy. Đến cha mẹ Nhi cũng không tin Nhi có thể đi học, nhưng riêng thầy Phục thì tin.

Thuọng uy Tràn Bình Phục và cau chuyẹn truyèn cảm húng sóng yeu thuong

Ngày đầu bế Nhi về lớp, bé ngồi đó, gào thét chán rồi tự xé quần áo, tiểu tiện tại chỗ. Cha mẹ xin phép bỏ cuộc, nhưng thầy không đồng ý. Những ngày sau, thầy Phục nhận thấy bé biết xấu hổ mỗi khi bị chọc quê, nên đã kiên trì đánh vào “điểm yếu” đó của bé. Thầy chỉ cách cho Nhi “làm thế nào để không bị chọc quê”.

Đó là việc biết đi tiểu ở đâu, mặc đồ thế nào, giữ gin vệ sinh ra sao. Sau đó, thầy bắt tay vào việc dạy chữ. Ý Nhi đã cùng thầy lập một kỉ lục: mất ròng rã 3 tháng chỉ để học chữ O. Thầy dạy xong trò lại quên. Cứ như vậy, thầy kiên trì cho đến lúc bé nhận biết được chữ O.

Trước đây, có vị bác sĩ bảo Ý Nhi sẽ càng  ngày càng bị điên nặng. Nhưng thầy Phục đã có niềm tin ngược lại và chứng minh mình đúng. Thầy đã giúp một đứa trẻ bị người đời gọi là điên biết đọc chữ, đi học về biết khoanh tay dạ thưa cha mẹ. “Dù đứa trẻ có bị thiểu năng hay khuyết tật gì đi nữa, tôi tin bé vẫn có lối đi riêng trong con đường thu nạp tri thức. Mình tìm chưa ra thì sẽ tìm ra, tôi tin là vậy”, thầy Phục chia sẻ.

Ở Hòn Chuối, có những khi thất bát mà gặp sóng to gió lớn, người dân và bộ đội cùng san sẻ cho nhau từng bát gạo cuối cùng để cầm cự. Cái nghèo đeo đuổi nhưng người dân chẳng thể làm gì khác để đổi đời, họ chỉ biết cắm cúi theo những con thuyền bé hoặc nuôi cá nhỏ lẻ dưới chân đảo. Thương nhất là đám trẻ con, sáng bảnh mắt ra đã thấy cha mẹ đi đâu hết, tối khuya, ngủ rồi thì cha mẹ mới về.

Cũng vì nặng lòng với đám trẻ con ở đây mà thầy gác lại hết những dự tính, ước mơ cho cuộc đời của mình. Thầy đang mơ cùng những giấc mơ trong veo của bọn trẻ ở đây.

Vài năm đầu lập lớp, thầy chỉ giải quyết được chuyện xóa mù chữ, nhưng thầy muốn học trò của mình có tương lai sáng hơn. Thầy về Cà Mau, chạy ngược chạy xuôi để xin cho học trò của mình được “xã hội ở đất liền” công nhận trình độ. Trầy trật mãi rồi cuối cùng thầy Phục cũng mang học bạ về được cho tụi nhỏ.

Thầy dạy đúng chương trình, kiểm tra đúng chất lượng và cho điểm vào học bạ một cách nghiêm túc. Thế nên, khi kết thúc chương trình lớp 5 ở đây, học trò có thể ôm học bạ vào đất liền để học tiếp. Niềm tự hào lớn nhất của thầy Phục bây giờ là “học trò của tui ngon lành nha, đã có hơn 10 em vô đất liền học lên cao, học ở Cà Mau, Cần Thơ hoặc bất cứ đâu mà các em muốn”.

“Giàu sang phú quý hay nghèo hèn thì ai cũng có một cuộc đời để sống theo cách riêng của mình. Tôi chọn cuộc sống mà tôi cảm thấy ý nghĩa trong từng giây từng phút, bởi đời này ngắn ngủi lắm”.

Câu chuyện về người thầy đặc biệt - thượng úy Trần Bình Phục - chính là nguồn cảm hứng lớn về sự yêu thương chia sẻ giữa mỗi con người.

Những món quà nhỏ mà chương trình Góp Tình Trao Tết mang ra tận đảo nghèo xin được là lời cám ơn sâu sắc dành cho thầy. Tết này, người dân xã đảo Hòn Chuối sẽ vui thật vui.

Theo Quang Anh - Phụ nữ TPHCM

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X