Hotline 24/7
08983-08983

Thương lái Trung Quốc xui bơm bột rau câu vào tôm

Nhiều nơi bơm tạp chất agar - bột rau câu vào con tôm, khi hỏi ra mới biết là do thương lái Trung Quốc xui.

Bà Mã Thị Thanh, Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Sóc Trăng kể lại nhưng câu chuyện dở khóc dở cười của nông dân, doanh nghiệp Việt khi làm ăn với người Trung Quốc.

Thuong lai Trung Quoc xui bom bot rau cau vao tom
Bơm tạp chất vào tôm để bán cho Trung Quốc. Ảnh minh họa

Cụ thể, bà Mai cho biết, hầu hết đối tác Trung Quốc không mở L/C (tín dụng thư) mà đòi thanh toán trực tiếp dẫn đến nhiều công ty Việt bán hàng xong không nhận được tiền.

"Nhiều nơi bơm tạp chất agar - bột rau câu vào con tôm, khi hỏi ra thì người nuôi nói do thương lái Trung Quốc yêu cầu bơm. Cơ quan chức năng phát hiện xử phạt rất nặng nhưng vì người mua Trung Quốc bảo cứ bơm rau câu vào nên người nuôi vẫn bất chấp làm theo. Việc này đã ảnh hưởng đến uy tín, nguồn hàng sản xuất của các công ty chế biến trong nước” - Pháp luật TP.HCM dẫn lời bà Thanh kể.

Chưa hết, theo bà Thanh, khi tôm đắt hàng thì thương lái Trung Quốc mua với giá cao khiến doanh nghiệp Việt không mua được, nhưng sau đó lại không mua nữa khiến người nuôi không biết bán cho ai.

“Cần ngăn ngừa những trường hợp mua bán bất thường kiểu như trên. Có như vậy quan hệ mua bán mới bền vững lâu dài, ổn định” - bà Thanh nhấn mạnh.

Gần đây, theo phản ánh ở vùng nuôi tôm ven biển khu vực bán đảo Cà Mau tình trạng mua bán tôm nguyên liệu quá dễ dãi của một số thương lái chạy cung ứng hàng cho thương lái Trung Quốc. Thương lái mua nhưng không cần kiểm tra kháng sinh, tôm bơm tạp chất hay vệ sinh kém…, đều được thu mua tất.

Từng chia sẻ với báo chí, ông Võ Văn Phục, Giám đốc Cty CP Thủy sản sạch VN đã than phiền: “Tôm mua qua từ các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang hiện có trên 90% bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh và bị bơm chích agar.

Do đó tôi phải cho chuyển các điểm thu mua sang các tỉnh khác an toàn hơn như Bến Tre, Trà Vinh, Long An để có nguồn cung tốt hơn. Tuy nhiên vẫn không đủ tôm nguyên liệu sạch, Cty đành phải từ chối những hợp đồng lớn với thị trường Nhật Bản”.

Cách mua dễ dãi này giống như tiếp tay làm ăn gian dối. Trong khi, các sản phẩm của Việt Nam muốn đưa được sang các thị trường Nhật, Mỹ, các nước EU… vốn đã gặp rất nhiều khó khăn nay lại thêm khó.

Cứ với cách thức làm ăn như trên e rằng cánh cửa xuất của ngành thủy sản sẽ lại tiếp tục theo lối mòn của ngành lúa gạo.

Ông Võ Hùng Dũng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam cũng cho biết, thị trường nhập khẩu thủy sản hiện đang dịch chuyển từ châu Âu sang Trung Quốc. Hiện tượng trên không chỉ xảy ra với thị trường thủy sản mà còn xảy ra cả với ngành lúa gạo.

Ông Dũng cho biết, việc làm ăn với thị trường Trung Quốc luôn cảnh báo rất nhiều rủi ro. Đơn cử giữa năm 2016, thương nhân Trung Quốc lùng sục đến tận ao tìm mua cá tra quá khổ, quá cỡ, nhưng sau đó lại tìm mua cá non cỡ nhỏ 350-400 g/con, trong khi cá đủ chuẩn xuất khẩu phải đạt trọng lượng 800-900 g/con. Sau đó họ đột ngột không mua khiến giá cá lao dốc không phanh, nông dân điêu đứng.

Những vấn đề bất ổn khi xuất khẩu hàng sang Trung Quốc từ lâu đã được nói đến chính là thói quen chấp nhận hàng hóa bất chấp vấn đề chất lượng.

Tình trạng trên đã từng xảy ra với hầu hết các mặt hàng nông sản của Việt Nam như gạo, thanh long, dưa hấu... gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng của sản phẩm khi muốn xuất khẩu đi nước khác.

Theo An An - Đất Việt

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X